Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Phong tục tang ma là gì? Hiện nay, cho dù quá trình an táng đã hoàn thành thì vẫn có những phong tục tang ma cần được thực hiện. Cụ thể hơn đó chính là nghi lễ, các ngày giỗ, lễ cúng cần được làm. Vậy cụ thể thì trong phong tục của người Việt Nam, có những nghi lễ nào được thực hiện sau khi an táng hoàn thành?
3 ngày sai khi thực hiện chôn cất thì cần thực hiện lễ mở cửa mả. Thông thường thì các gia đình sẽ tự thực hiện, nếu có điều kiện thì có thể mời thêm thầy cúng tới để cúng thổ thần trước khi giết mổ. Các loại động vật sử dụng thường là gà trắng hoặc chó đen, mục đích của việc này giúp trừ hung linh, giúp cho linh hồn của người đã mất có thể về tới nơi thờ cúng ở trong nhà.
Theo phong tục tang ma, sau khi đã hoàn thành lễ cúng thì trong 49 ngày đầu tiên, gia đình cùng các thành viên sẽ dọn dẹp mồ mả, thực hiện xây mộ mà không cần phải xem ngày tốt hay giờ tốt. Việc cúng ngày trước sẽ là giết chó gà để lấy máu tưới quanh mộ, tuy nhiên ngày nay thì chỉ cần phóng sinh là được. Tùy theo vùng miền mà việc cúng lễ mở cửa mả cũng sẽ khác nhau.
Cúng thất tuần hay còn gọi là cúng 49 ngày. Đây là lễ cúng được làm trong 7 tuần lễ liên tiếp từ ngày mà người mất trút hơi thở cuối cùng. Mọi thành viên trong gia đình sẽ họp mặt đầy đủ, mặc tang phục trở lại để cúng cơm. Thầy cúng hoặc sư chùa cũng có thể tụng niệm, trước đây thì người có trách nhiệm cúng trong gia tộc sẽ còn phải dâng cơm 2 buổi và xin linh hồn người mất về dùng cơm.
Theo phong tục tang ma thì cơm cúng thất tuần cần dùng phải là những món ăn chay, giúp cho người mất có được hồn vía nhẹ nhàng. Tuy nhiên cũng có người lại cho rằng những món chay là đặc điểm của phật giáo, giúp cho linh hồn người mất có thể quy y cửa phật. Tùy theo những địa phương khác nhau mà phong tục và lời đồn cũng sẽ khác nhau, thế nhưng cơm chay là điều không thay đổi.
Sau khi đã cúng được 6 tuần liên tiếp, tới tuần thứ 7 lễ này sẽ gọi là cúng chung thất. Cúng chung thất (cúng 49 ngày) là lễ được tổ chức lớn, thường có cả hàng xóm cùng họ hàng tới để cùng dự. Trước kia có thể con cháu sẽ cần phải xả tang bởi vì sau 49 ngày thì vong linh của người mất đã có thể ổn định được tại nơi ở mới.
Theo quan niệm và phong tục tang ma, người mất sẽ có 3 hồn, 1 hồn ở nơi cúng, 1 hồn ở nơi chôn và 1 hồn tại tuyền đài. Vậy nên sau 49 ngày, con cháu được thầy cúng tới làm phép để xả tang. Khi buổi lễ được thực hiện xong, gia đình cùng với khách mời sẽ tống tang, cùng nhau ăn uống một bữa cơm thật là thịnh soạn.
1 năm kể từ khi mất sẽ là ngày giỗ đầu, có địa phương gọi ngày này là lễ tiểu tường. Lúc này thì con cháu và họ hàng chưa thực hiện xả tang sẽ được phép cởi bỏ toàn bộ tang phục, tuy nhiên thì lễ vẫn làm giống với khi cúng chung thất 49 ngày hay là cúng 100 ngày. Việc này là để kỷ niệm 1 năm dành cho người mất. Sau ngày giỗ đầu sẽ là giỗ hàng năm, được tổ chức vào cùng ngày.
Theo phong tục tang ma thì sau 2 lần giỗ tất gọi là đại tường, nghĩa là tính theo âm lịch thì việc để tang đã diễn ra được 3 năm. Thế nhưng lễ đại tường cũng không phải là tang gia đã được hết tang chế, mà phải là lễ đàm tế mới chính thức hết tang chế. Lễ đàm tế được thực hiện 60 ngày sau lễ đại tường, gia đình có thể lựa chọn ngày tốt để thực hiện chứ không cần đúng ngày.
Sau khi lễ được diễn ra, mọi thứ liên quan tới tang mà để lại cần được đốt bỏ, mọi người cũng sẽ không còn đau buồn và xả tang. Ngày này có thể thực hiện đốt vàng mã, các loại áo mão, nhà xe, thậm chí là đốt hình người bằng giấy để làm người hầu. Tại các địa phương khác nhau thì ngày lễ này cũng có thể sẽ được tổ chức khác đi, tuy nhiên sẽ không khác quá nhiều.
Ngoài những ngày lễ kể trên ra, thì cũng còn có lễ cải táng, hay còn gọi là bốc mộ. Tuy nhiên thì tục lệ cải táng tại các vùng miền đều khác biệt với nhau rất nhiều, cho nên bài viết chưa đề cập tới. Các bạn có thể tìm hiểu cụ thể về lễ cải tác của các địa phương cụ thể khác nhau để biết thêm được chi tiết hơn. Hoạt động chủ yếu trong ngày lễ này sẽ là cải tạo lại mộ cho người đã mất.
Trên đây là một số những ngày lễ, phong tục tang ma sau khi an táng hoàn thành, có những phong tục được diễn ra 1 lần, có những lễ lại được thực hiện đều đặn hàng năm. Mong sao những thông tin về các phong tục này sẽ giúp ích được cho bạn, tránh gặp phải bối rối hoặc là quên đi phong tục trong ma chay ở đất nước Việt Nam.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát