Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Đối với người Công giáo, người sau khi qua đời thì linh hồn của họ sẽ được về với Chúa Kito. Do vậy, để linh hồn được thanh thản ra đi, gia đình sẽ tổ chức tang lễ một cách trang nghiêm nhất cũng như chuẩn bị trước để người thân sắp qua đời nhận được Minh Thánh Chúa nhiều lần.
Chính vì thế, các nghi thức tổ chức tang lễ Công giáo sẽ có phần khác biệt so với đám tang của Phật giáo, Tin lành hay đạo Cao Đài. Để tìm hiểu rõ hơn, Martino mời gia đình cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của chúng tôi!
Thiên Chúa giáo là tín ngưỡng vô cùng phổ biến trên thế giới. Bắt đầu từ thế kỉ XVI, đạo Công giáo được du nhập vào Việt Nam. Trải qua quá trình đổi thay và phát triển, tư tưởng Công giáo thấm nhuần trong bộ phận gia đình Việt. Từ đó trở thành nếp sống, lẽ sống cao đẹp mà con người luôn hướng đến.
Việc tổ chức tang lễ Công giáo chứa đựng rất nhiều ý nghĩa quan trọng. Đám tang được cử hành nhằm chia sẻ nỗi mất mát với gia quyến người khuất. Qua đó thể hiện ước muốn cầu mong linh hồn sớm siêu thoát về trời. Nghi thức tang lễ nhắc nhở Giáo dân nhớ đến tình thương và sự pháp xét của Thiên Chúa. Kèm theo đó, con người sẽ tìm được ánh sáng dẫn lối đến những điều tốt đẹp nhờ đức Chúa trời.
Lễ cầu nguyện được gia đình tổ chức tại gia, tại nhà quàn hoặc nhà thờ địa phương. Khoảng thời gian người thân, bạn bè, những người tín ngưỡng Thiên chúa giáo ngồi lại cùng nhau cầu nguyện cho người quá cố. Thi lễ diễn ra nhằm nâng đỡ và san sẻ lòng thương xót, niềm tưởng nhớ thương tới người thân yêu mới qua đời.
Cộng đồng người Công giáo có mối quan hệ thân thiết với nhau. Bởi vậy mà khi nghe tin một thành viên trong giáo hội qua đời, tất cả mọi người sẽ tụ họp cùng nhau đọc kinh và cầu nguyện, phụ giúp tang gia lo liệu hậu sự.
Lễ Công giáo tổ chức nghi thức đầu tiên khi người thân mới vừa trút hơi thở cuối cùng. Lúc này, gia đình tiến hành thi lễ mộc dục. Đó là việc tắm rửa vệ sinh thân thể người mất bằng rượu hoặc trà. Sau đó cẩn thận thay cho họ một bộ đồ thánh theo quy tắc tôn giáo.
Tiếp đó, gia quyến cắt gọn móng tay, móng chân cho người quá cố và gói lại đặt trong quan tài thật sạch sẽ. Thi thể được chuyển đến nằm tại gian nhà trước, đặt đầu hướng ra cửa và dùng dầu hôi tẩm bốn góc tường nhà.
Song hành với việc chăm lo thi thể người mới lâm chung, người nhà cần liên hệ với Giáo xứ đại phương để chọn giờ làm lễ. Một số vật dụng cần chuẩn bị lúc này bao gồm: di ảnh, giấy báo tử, sổ tặng, sách kinh dùng trong thánh lễ và giờ cầu nguyện.
Không giống với hình thức tổ chức đám ma Phật giáo, tang lễ Công giáo diễn ra chủ yếu xoay quanh nghi thức đọc kinh. Tất cả mọi người cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn người thân ra đi thanh thản và tìm đường về với Chúa.
Giờ nhập liệm đã điểm là lúc người thân, hàng xóm, bạn bè và các thành viên trong hội Công giáo đọc kinh, hát thánh ca trước khi Cha xứ làm lễ. Cha tiến hành vẩy “nước thánh” lên người quá cố. Áo quan người mất được đặt giữa nhà trong quá trình nhập liệm. Sau đó thì con cháu mới chính thức mặc áo tang.
Khi sắp xếp bàn thờ trong đám tang, gia đình cần đặt di ảnh người mất và bát hương. Bên ngoài thắp thêm 6 ngọn nến chia đều thành hai bên và kèm theo một bình hoa huệ trắng.
Tang lễ Công giáo được áp dụng với tất cả giáo dân, loại trừ những người đã rời bỏ tôn giáo vì lý do nào đó. Theo quy định của Giáo luật, lịch trình thực hiện qua giáo xứ bao gồm Canh thức cầu nguyện, Thánh lễ An Táng và Nghi thức Phó dâng.
Khi tiến hành thủ tục Động quan, gia đình liên tục đọc kinh cầu nguyện. Những người xung quanh làm lễ bái quan và lạy. Nguyên tắc lạy cũng được quy định rằng việc di quan ra khỏi nhà sẽ quay đầu lạy ba lần để từ biệt. Đại diện gia đình cầm di ảnh và lư hương cũng hướng mặt vào nhà và cúi đầu chào ba lần. Người thân cùng bạn bè sẽ theo sau linh cửu cùng di chuyển đến nhà thờ để làm lễ.
Lễ di quan được tiến hành khi ba người đàn ông cần nến cao. Một người cầm cây trượng đài có hình thánh giá. Hai cây trượng đài có gắn nến hoặc đèn dầu được hai người đi hai bên cầm theo. Tiếp đó là những người cầm cờ tang màu tím, cầm đèn, cầm kèn trống. Người thân cầm lư hương, di ảnh nối theo sau. Cuối cùng mới đến linh cửu và con cháu, người viếng.
Trong ba ngày liên tiếp kể từ khi mai táng người mất, gia đình, họ hàng sẽ tập trung đọc kinh cầu nguyện. Hầu hết các gia đình Công giáo đều mai táng tín hữu tại nghĩa trang Giáo phận. Điêu này có ý nghĩa quan trọng bởi nghĩa trang Công giáo đã được làm phép. Dù đã qua đời, linh hồn người mất vẫn đi theo tín hướng vào tin tưởng vào niềm tin, sự phục sinh của Thiên Chúa.
Thánh ca trong tang lễ Công giáo tượng trưng cho lời cầu nguyện được người con sống cất lên. Kết thúc một kiếp người, tín hữu trong cộng đồng Công giáo sẽ đến với Thiên Chúa. Đi theo ánh sáng của Ngài để rũ bỏ lỗi lầm và sớm ngày siêu thoát.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát