Đôi lúc chúng ta có nghe về tục tuẫn táng hay là vô tình nhìn thấy 2 từ này ở đâu đó trên sách vở, các bài báo hoặc các trang mạng. Thế nhưng, vẫn nhiều người không biết tuẫn táng là gì? Cũng không biết được tục này diễn ra như thế nào, ở đâu?. Những câu hỏi đã gây ra rất nhiều tranh cãi trong lịch sử.
Để biết thêm thông tin chi tiết hãy cùng traihommartino.vn tìm hiểu dưới đây nhé!
TUẪN TÁNG LÀ GÌ?
Tuẫn táng là một phong tục tàn khốc của Trung Quốc cổ đại hay vẫn thường được gọi là tục tuẫn táng nô lệ dùng để chôn người sống (gái đồng trinh) cùng với người đã chết (hầu hết là các tỳ thiếp và nô lệ) để người chết dù qua thế giới bên kia vẫn có người hầu kẻ hạ như lúc sinh thời.
Đây là hủ tục ra đời sớm nhất trong lịch sử văn minh của loài người.
Hủ tục này được thịnh hành vào thời kỳ nô lệ. Tuy nhiên, tới thời kỳ phong kiến các vị quân chủ vẫn lạm dụng nó, không chỉ có nô tỳ mà thậm chí còn bắt cả thê thiếp tuẫn táng cùng mình khi qua đời. Tuẫn táng được thịnh hành nhất ở thời Tần Hán. Theo tục lệ, người bị tuẫn táng dù có thân phận cao quý tới đâu, được sủng ái tới nhường nào thì khi chết cũng đều bi thảm bởi họ không được quyền quyết định cho số phận của chính mình.
Tuẫn táng dùng để chôn người sống (gái đồng trinh) cùng với người đã chết
TUẪN TÁNG ĐƯỢC DIỄN RA Ở ĐÂU? DIỄN RA THẾ NÀO?
Từ thời nhà Chu có nhiều người được chôn cùng với hoàng đế khi băng hà với nhiều hình thức khác nhau như: chôn sống, bị giết hoặc tự sát rồi chôn. Tới triều đại nhà Hán và nhà Nguyên thì tục này được giảm dần. Ở thời kỳ Tào Ngụy, Tào Tháo không những bãi bỏ tục tuẫn táng mà còn cho phép thê thiếp của mình được tái hôn nếu muốn.
Tuy nhiên, đến thời nhà Minh thì những câu nói văn minh của Tào Tháo đã không còn, một lần nữa tục này lại tái diễn. Mãi sau này, khi Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn lên ngôi thì phong tục này mới được hủy bỏ. Thế nhưng đến thời đại của Tần Thủy Hoàng thì sự nhẫn tâm của tục tuẫn táng đạt đến đỉnh điểm, số hài cốt được chôn cùng ông trong lăng mộ cho tới bây giờ vẫn chưa đưa ra được con số chính xác, không thể đếm hết được.
Điều tàn nhẫn hơn đó chính là, phần xương chân các bộ hài cốt của những nữ nhân này đều không khép lại được. Sau một thời gian dài tìm hiểu, các nhà khoa học mới tìm ra nguyên nhân là do lúc bị niêm phong cửa lăng mộ thì các cung nhân này đã sợ hãi tột cùng, phải cố giãy dụa trong vô vọng, gào thét trong đau đớn,để rồi chết đi khi dưỡng khí không còn. cho nên các thi hài này đều có tư thế rất lạ, chân tay không thể khép hoặc duỗi ra như những thi hài bình thường khác.
Hủ tục này được kéo dài cho tới đầu thời kỳ nhà Thanh thì được xóa bỏ vĩnh viễn. Tuy nhiên, vẫn có Trinh phi - Người cuối cùng tuẫn táng trong lịch sử Trung Quốc đã tự nguyện chết cũng hoàng đế để chứng minh cho mối tình nồng cháy của hai người.
Trinh phi - Người cuối cùng tuẫn táng trong lịch sử Trung Quốc
VIỆT NAM CHÚNG TA CÓ CHỊU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA KHÔNG
Những tưởng tục này chỉ có ở Trung Quốc, thế nhưng trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lại sự tồn tại của tục tuẫn táng của triều Lý:
● Khi Thánh Tông hoàng đế băng hà, Dương Thái Hậu và hơn 70 cung nhân bị nguyên phi Ỷ Lan bức chết rồi chôn cùng.Đến năm Lan hoàng thái hậu băng (nguyên phi Ỷ Lan mất) thì có 3 người hầu gái bị buộc chôn cùng. Sử sách còn ghi chép lại chuyện vua Lý Thần Tông đã đi xem các cung nữ bị tuẫn táng theo cha ông là Lý Nhân Tông.
● Đối với thời cổ còn có một phong tục nhằm chôn người sống (gái đồng trinh) trong các kho tàng, hầm chứa bảo vật để làm thần giữ của, là chuyện thường tình, thì ở hiện đại những phong tục này đều rất ác độc, vô nhân tính,...
Tục tuẫn táng được sử ký toàn thư ghi lại sự tồn tại ở triều Lý
TUẪN TÁNG ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Trong sử sách cho biết, có rất nhiều hình thức tuẫn táng như là: ép treo cổ tự vẫn (thịnh hành thời nhà Minh), buộc phải uống thuốc độc để không phải chịu đau đớn và không thể phản kháng.
Ngoài ra còn có phương pháp đổ thủy ngân, phương pháp này làm cho thi hài sau khi nhiễm độc thủy ngân sẽ không bị thối rữa, mục nát. Và còn có một cách nữa đó là, làm hôn mê và trói tứ chi lại sau đó bẻ thành nhiều tư thế nhất định rồi đem đi chôn sống cùng người chết.
Do tục tuẫn táng của thời cổ đại được cho là hủ tục tàn nhẫn, độc ác và không đúng với thuần phong mỹ tục nên ngày nay người ta đã xóa bỏ tục lệ này và thay vào đó là làm các hậu sự, ma chay, cúng điếu có tính nhân đạo, nhân văn.
Ép treo cổ tự vẫn là hình thức tuẫn táng thịnh hành ở thời nhà Minh
Traihommartino.vn là đơn vị chuyên phục vụ tang lễ trọn gói tại TPHCM. Chúng tôi sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và tận tâm có trách nhiệm cao trong công việc, am hiểu về phong tục tập quán của các vùng miền cũng như các lễ nghi tôn giáo. Vì thế, chúng tôi luôn cam kết về chất lượng sản phẩm và dịch vụ mang đến cho khách hàng.