Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Tiết thanh minh là một truyền thống để con cháu nhớ về cội nguồn. Đồng thời, con cháu sẽ thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên thông qua các lễ cúng và thắp hương, cũng như tảo mộ. Trong bài viết dưới đây Trại Hòm martino xin chia sẽ những thắc mắc liên quan vấn đề này.
Tiết thanh minh là cách lập lịch của người phương đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Mặc khác, thời gian này còn là dịp hay ngày lễ để con cháu tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên. Khoảng thời gian này là một trong hai mươi bốn tiết khí của các lịch Việt Nam, Trung Quốc,...
Hiện nay, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều tiên có các lập lịch giống nhau. Hai mươi bốn tiết khí trong đó có ngày thanh minh vẫn đang được duy trì và lưu truyền. Hơn thế, khoảng thời gian này sẽ có nhiều người đến chùa, mồ mả tổ tiên để cầu nguyện. Nhiều người thể hiện lòng biết ơn, kính trọng của mình thông qua các hoạt động tín ngưỡng như tảo mộ, làm cơm cúng,...
Hai mươi bốn tiết khí:
Mùa xuân: lập xuân, vũ thuỷ, kinh trập, xuân phân, thanh minh, cốc vũ.
Mùa hạ: lập hạ, tiểu mãn, mang chủng, hạ chí, tiểu thử.
Mùa thu: lập thu, xử thử, Bạch lộ, thu phân, hàn lộ, sương giáng.
Mùa đông: lập đông, tiểu tuyết, đại tuyết, đông chí, tiểu hàn, đại hàn.
Hiện nay, nhiều người vẫn đang nhầm tưởng tiết thanh minh được tính theo lịch âm. Lịch âm là lịch được tính theo chu kỳ của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Tuy nhiên, thời gian này được tính theo sự vận hành của Mặt Trời. Vì thế, khoảng thời gian này được tính theo lịch dương hiện đại.
Thông thường, ngày này sẽ rơi vào ngày 4 hoặc 5 tháng 4 dương lịch tuỳ theo các năm. Mặc khác, ngày thanh minh còn được xác định theo hai mươi bốn tiết khí. Theo quy ước là khoảng thời gian kết thúc xuân phân đến đầu cốc vũ ( tức 20 hay 21 tháng 4).
Tiết thanh minh là khoảng thời gian để con cháu tỏ lòng biết ơn đến với cội nguồn. Vì thế, nhiều gia đình sẽ có những truyền thống khác nhau để thể hiện lòng thành. Cụ thể như: dọn dẹp mồ mã, làm mới mộ phần ông bà cha mẹ, nấu mâm cơm cúng, thắp hương...
Tảo mộ
Tục tảo mộ là một tập tục rất quan trọng đối với người dân Việt Nam. Đây là dịp để con cháu miền xa trở về, sum họp gia đình . Vì thế, người đang ở xa hay gần cứ đến mùng 3/3 âm lịch thì cũng cố gắng trở về. Khoảng thời gian này, con cháu sẽ về với gia đình, gặp mặt và cùng nhau dùng dùng cơm.
Theo tục lệ, con cháu sẽ đến mộ của người thân dọn dẹp sạch sẽ, ngăn nắp. Các hoạt động diễn ra như cắt cỏ, sơn lại mồ mả, sửa chữa phần hư, thắp nhang, cúng kiếng. Thông thường, việc đắp mộ người quá cố sẽ được người nhà thực hiện sau tháng Giêng. Người thân sẽ đi cúng mộ trước tiết thanh minh một ngày.
Khi đi cúng mộ, mọi người cần chuẩn bị nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc,... và đồ ăn, thức uống. Tuy nhiên, những gia đình sẽ chuẩn bị bữa cỗ khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Trong buổi cúng mộ, nhiều địa phương sẽ có bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt heo, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.
Trong tảo mộ, công việc chính là đắp mộ, sửa sang lại ngôi mộ, làm sạch sẽ xung quanh. Người ta thường đắp lại nắp mồ cho đầy đặn, tránh không để động hoang dã đào hang. Sau đó, người thân sẽ thắp hương, cắm hoa làm không gian trở nên ấm cúng hơn. Trong dịp này, những đứa trẻ cũng sẽ cùng gia đình đi viếng mộ tổ tiên, thể hiện lòng kính trọng. Ngoài ra, nhiều vùng miền và địa phương khác có tục làm bánh trôi, bánh chay.
Những điều cấm kỵ khi tảo mộ
Không nên đi cúng ít người và ở những nơi vắng vẻ vì sẽ có nhiều âm khí.
Không được dẫm lên mồ người khác.
Không phá đồ đang cúng thờ.
Không phá cảnh vật xung quanh.
Người đang ốm, phụ nữ có thai, con gái đang trong thời kỳ hành kinh đều không nên đi tảo mộ.
Không cười to và đùa giỡn quá mức.
Không chụp ảnh tự sướng trước những ngôi mộ.
Khi về nhớ đốt giấy và đưa qua lại quanh người (đốt phong lông).
Trong tiết thanh minh, âm khí rất nặng không nên đi đêm.
Tiết thanh minh là phong tục tập quán được duy trì và phát triển qua nhiều đời con cháu. Hơn thế, tập tục này chính là niềm tin và sự tín ngưỡng đã trải qua quá trình lịch sử lâu đời. Ngày lễ này muốn hướng con cháu nhớ đến cội nguồn, nghĩ về tổ tiên. Mặc khác, con cháu sẽ báo hiếu, trả nghĩa tổ tiên của mình. Điều quan trọng nhất, ngày thanh minh luôn thể hiện được truyền thống “ uống nước nhớ nguồn” của Việt Nam ta.
Trên đây là những thông tin về tiết thanh minh đã được chúng tôi giải đáp. Bên cạnh đó nếu gia đình cần thêm thông tin có thể tham khảo tại website http://traihommartino.vn hoặc Hotline 0944.44.88.22 Mr Tâm để được phúc đáp.
=> Có thể gia đình quan tâm: Phong tục để khăn tang của người Việt có ý nghĩa gì?
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát