Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Những thủ tục trước và sau an táng - Có những thủ tục tang lễ trong khi an táng diễn ra khá cầu kỳ như là an táng, rước vong... Hoặc là những thủ tục sau đám tang, các ngày lễ cúng.... không đơn giản. Bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thông tin, giúp cho mọi người không bị bối rối khi gặp phải.
Thủ tục tang lễ khi an táng như thế nào?
Trong lễ an táng, khi thầy chùa thực hiện lễ thì người thân sẽ tập trung gần với quan tài, quỳ lạy theo hướng dẫn đã có từ trước. Sau cùng thì có người đọc điếu văn, thực hiện mặc niệm để đi đến bước an táng.
Thủ tục tang lễ đối với mỗi hình thức mai táng là không giống nhau. Thông thường hiện nay thì mọi người sẽ lựa chọn hỏa táng hoặc là địa táng.
Là hình thức mà người mất cùng với quan tài sẽ phải được gia đình đăng ký trước ở các đơn vị dịch vụ hỏa táng. Quá trình thực hiện sẽ có trợ giúp bởi công nghệ, người mất và quan tài được thiêu với lửa. Phần tro và xương sau đó sẽ được gia đình quyết định hình thức nhận lại.
Tro và xương đa số đều được đựng ở trong một chiếc hũ, xương thì có thể được xếp trong hộp đựng theo lựa chọn của gia đình người mất.
Địa táng là hình thức cần được chuẩn bị trước. Huyệt chôn sẽ được đào vào sáng sớm của ngày thực hiện lễ chôn cất. Trong thời gian hạ huyệt thì hòn đất đầu tiên cần được lấp bởi người con trai trưởng. Những anh em họ hàng sẽ lần lượt dùng một nắm đất để lấp mộ lại. Những công việc khác sẽ thực hiện bởi ban quản lý nghĩa trang hay là những người khác.
Sau khi đã hoàn thành việc lấp mộ, mộ vẫn ở trạng thái cực kỳ sơ sài, một vài miếng cỏ cũng được đặt lên và kèm theo bát cơm để tiến hành thắp hương.
Cần phải đào huyệt vào sáng của ngày an táng
Trong thủ tục tang lễ có một quá trình gọi là rước vong về thờ. Lúc này mâm quả thờ tại linh sa cần được đặt lên bàn vong, sau khi đã cúng 50 ngày mới thực hiện đặt ảnh lên bàn thờ cho đúng với truyền thống. Bàn thờ vong thường được làm ở nơi mà người đã mất nằm. Bên cạnh bàn thờ sẽ có câu đối và trên bàn hương khói, đèn nhang cần được duy trì.
Lúc này thì hàng xóm, họ hàng và anh chị em sẽ cùng nhau dùng cơm và cảm ơn lẫn nhau. Việc dọn dẹp nhà cửa đồng thời cũng được thực hiện. Vậy là toàn bộ nghi thức của đám tang đã hoàn thành.
Mặc dù khi an táng đã có rất nhiều thủ tục tang lễ cần được thực hiện, tuy nhiên sau đám tang cũng có những ngày cúng, lễ nghi mà chúng ta cần làm theo phù hợp với truyền thống dân tộc. Tùy theo từng vùng miền, địa phương mà các nghi thức này có thể sẽ khác nhau.
Đây là một thủ tục tang lễ mà sau 3 ngày an táng thì thầy cúng sẽ phóng sinh động vật, điều này nhằm tích thêm công đức cho người vừa mất, mong họ có được nghiệp lành. Sau đó thì cần phải cúng mở cửa mả ở ngoài mộ, bồi đắp thêm đất đã bị lún sau khi an táng. Mọi người cùng thực hiện dọn dẹp xung quanh mộ.
Ngoài ra thì cũng có những gia đình sẽ tiến hành lập hàng rào ngay lúc này bởi chưa thể tu sửa mộ. Lễ tảo mộ chỉ được làm vào cuối năm, trong thời gian này có thể trâu bò hay động vật khác tới phá mộ.
Đây cũng là thủ tục tang lễ sau khi an táng. Lễ cúng được thực hiện vào ngày thứ 49 kể từ ngày mất. Con cháu cùng họ hàng dùng xôi gà và rượu, hương để cúng, mong người mất sẽ được siêu thoát, có được nghiệp lành. Đối với những người đã quy y cửa phật thì lễ cúng sẽ giúp vong linh của họ được lên chùa. Lễ vật lúc đó là trầu cau và xôi thịt.
Cúng kỵ mật hay còn gọi là ngày giỗ. Đây là ngày mất của người mà mình cúng, diễn ra hàng năm. Đặc biệt vào lần tổ chức đầu tiên thì rất quan trọng. Ý nghĩa của cúng kỵ mật là bởi quan niệm nếu người thân của người đã mất không gặp phải vấn đề về sức khỏe, tiền bạc thì nghĩa là người ra đi đã rất thanh thản.
Ngoài ra, tùy theo địa phương, gia đình khác nhau mà có thể sẽ có một số nghi lễ khác nữa được tổ chức, ví dụ như cúng 100 ngày. Tuy nhiên thì trên đây đã là những nghi lễ quan trọng và bắt buộc cần có dựa theo phong tục của người dân Việt Nam.
Như vậy, với những thông tin về thủ tục tang lễ mà chúng tôi đã chia sẽ, có thể mang tới những thông tin hữu ích, giúp gia đình có thêm kiến thức cho riêng mình khi gia đình có hậu sự.
=> Có thể gia đình quan tâm: Thủ tục đám ma sau khi phát tang như thế nào?
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát