Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Khâm liệm là một trong số những thủ tục ma chay không thể bỏ qua. Tùy theo từng địa phương khác nhau mà việc khâm liệm cũng có thể không giống nhau. Để giúp mọi người tránh được bối rối khi tổ chức tang gia, bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết hơn về quá trình khâm liệm.
Chúng ta cần biết những gì về quá trình khâm liệm?
Trong thủ tục ma chay của người dân Việt Nam, thì khâm liệm là quá trình chuẩn bị bao bọc thi hài của người đã mất vào trong tấm vải sau khi đã vệ sinh. Đây là bước quan trọng được tiến hành trước khi nhập quan - đưa thi hài người mất vào trong quan tài. Thậm chí có thể nói đây là thủ tục đầu tiên cần được làm bởi bất cứ đám tang nào trên mọi địa phương hay mọi trường hợp.
Trong khi ngày xưa, điều kiện cuộc sống chưa đầy đủ thì việc khâm liệm chỉ sử dụng đơn giản là tấm vải màu trắng mà thôi. Ngày nay cuộc sống đã phát triển, mọi thứ ổn định hơn thì việc khâm liệm cũng đã có cải tiến. Rất nhiều trường hợp hay gia đình sử dụng vải lụa để bọc thi hài cho người đã mất. Tùy theo điều kiện và trường hợp khác nhau mà chất liệu vải cũng không giống nhau.
Đa số mọi thủ tục ma chay đều được thực hiện sau khi tiến hành lựa chọn thời điểm, ngày giờ tốt. Việc khâm liệm cũng như vậy, lựa chọn thời điểm xong cần phải tiến hành càng nhanh càng tốt. Chỉ cần trải một chiếc chiếu ở gần quan tài, đặt xuống đó một tấm vải để bọc cùng với 3 chiếc đai ở bên dưới. Vị trí của 3 chiếc đai lần lượng sẽ là vai - mông và bắp chân.
Khi đã chuẩn bị xong thì đặt thi hài lên trên miếng vải, bọc từ từ bắt đầu ở bắp chân, sau đó đến phần thân và rồi đến phần đầu, tuy nhiên phần khuôn mặt thì cần phải để hở ra. Mục đích của việc này là để giúp cho những người thân hoặc con cháu lúc về có thể được nhìn mặt lần cuối đối với người đã mất. Quá trình cần được thực hiện cẩn thận, chậm rãi không nên nhanh vội.
Theo thủ tục ma chay của Việt Nam, trong khi tẩm liệm sẽ cần phải có một số lưu ý, quy tắc cần được tuân theo. Đây đều là truyền thống từ xưa tới nay, được áp dụng trong đa số mọi trường hợp nếu như không muốn nói là tất cả.
Làm sạch thi thể của người đã mất bằng nước ấm, sau đó lau bằng khăn và mặc quần áo mới.
Quần áo cũ của người đã mất sẽ được gấp lại và cho vào bên trong áo quan lúc thực hiện tẩm liệm.
Dùng trà khô để trải ở dưới áo quan nhằm giữ vệ sinh, rút hơi của người đã mất để không gây mùi.
Vải dùng để khâm liệm có kích thước khoảng 1,6m mỗi chiều, thi hài cần được đặt ở giữa tấm vải.
Sẽ có 4 người làm khâm liệm, trong đó cần có người con trai trưởng, hoặc là con gái trưởng nếu không có con trai.
4 vị trí để khâm liệm gồm: đầu - hông trái - hông phải - chân, trong đó con trai trưởng sẽ phải ở đầu.
Khi khâm liệm, các mép vải phải được nâng lên một lượt, sau đó mới đặt lên thi hài một cách nhẹ nhàng.
Sau khi đã hoàn thành khâm liệm thì mới tiến hành nhập quan và phát tang.
Tùy theo mỗi vùng miền khác nhau mà thủ tục ma chay cũng sẽ tương ứng, tuy nhiên thì với việc khâm liệm thì luôn có những điều cố định cần được kiêng kỵ. Các bạn có thể tham khảo và tránh để giúp cho nghi thức được diễn ra tốt nhất.
Không được để động vật lại gần thi hài
Trong thời gian thực hiện khâm liệm, những người thân trong gia đình sẽ phải thay phiên nhau để canh chừng 24/24h, không để cho động vật lại gần thi hài. Nguyên nhân là bởi tránh cho động vật nhảy qua thi hài, người đã mất bật dậy để bắt người. Đây còn được gọi là hiện tượng quỷ nhập tràng, là điều kiêng kỵ của bất cứ đám tang theo vùng miền hay đạo giáo nào.
Không được để nước mắt rơi vào thi hài
Dựa theo thủ tục ma chay của dân tộc Việt Nam, việc để nước mắt rơi vào thi hài của người đã mất là tối kỵ. Nguyên nhân là bởi vì điều này có thể sẽ khiến cho đời sau gặp khó khăn trong công việc, cũng là để tránh hiện tượng quỷ nhập tràng giống như trên. Thông thường thì mọi người sẽ cần phải giữ khoảng cách nhất định với thi hài để tránh được trường hợp này.
Không được dùng quan tài làm bằng gỗ liễu
Cây liễu là loại cây không có hạt, chính bởi vậy mà từ xưa tới nay có quan niệm không sử dụng gỗ liễu để làm quan tài. Nguyên nhân là bởi điều này sẽ khiến cho các đời sau bị mất đi người nối dõi. Nếu như tới các tiệm kinh doanh quan tài bạn sẽ thấy gỗ của cây tùng hoặc cây bách được sử dụng nhiều, đây cũng là nguyên liệu phù hợp nhất để làm quan tài.
Trên đây là toàn bộ những điều cần biết về khâm liệu - một thủ tục ma chay của người Việt Nam. Mong rằng qua bài viết này, các bạn đã nắm được thông tin mà mình cần tìm hiểu. Hãy chuẩn bị thật tốt để mọi thứ được như ý muốn. Xin cám ơn.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát