Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Đăng ký khai tử là việc cần làm khi gia đình có người thân đã khuất. Hiện nay thủ tục khai tử được thực hiện rất đơn giản và thuận tiện nhưng không phải ai cũng biết. Vậy nên để quá trình đăng ký được hoàn chỉnh, chu toàn thì bạn nên tìm hiểu hướng dẫn các bước thực hiện thủ tục theo quy định mới nhất.
Giấy khai tử chính là giấy chứng tử. Đây là một bản giấy tờ hộ tịch mà cơ quan nhà nước cấp nhằm xác nhận một người đã chết. Giấy khai tử là căn cứ pháp lý để:
Xác định thời gian mở thừa kế, hàng thừa kế
Giải quyết chế độ tử tuất
Xác định tài sản chung vợ chồng
Xác nhận tình trạng hôn nhân khi muốn đăng ký kết hôn cùng người khác
…
Nói một cách khách quan hơn thì việc làm giấy chứng tử là rất quan trọng.
Thủ tục khai tử trên thực tế đã được Nhà nước thẩm quyền trực tiếp ban bố quy định cụ thể. Trong đó bao gồm 2 thủ tục chính. Đầu tiên là dành cho công dân Việt Nam. Tiếp đến là người nước ngoài hoặc là người gốc Việt định cư nước ngoài nhưng mất tại Việt Nam. Cụ thể:
Thủ tục đăng ký khai tử cho công dân Việt Nam
Thủ tục đăng ký khai tử được tiến hành trong 3 bước chính.
Bước 1: Làm hồ sơ đăng ký khai tử
Trong khoảng 15 ngày sau khi gia đình có người chết, người thân trong gia đình cần làm hồ sơ đăng ký khai tử ở nơi cư trú. Trong đó hồ sơ đăng ký gồm có:
Tờ khai đăng ký khai tử
Giấy báo tử hoặc giấy thay thế giấy báo tử được cơ quan thẩm quyền cấp. Ví dụ như:
o Người chết tại bệnh viện: Thủ trưởng cơ sở y tế cấp
o Người chết do thi hành án: Chủ tịch hội đồng thi hành án cấp giấy xác nhận thi hành án
o Người bị Tòa án tuyên bố đã chết: Bản án, quyết định có hiệu lực từ Tòa án
o Người chết do tai nạn, chết đột ngột,…: Văn bản xác nhận từ cơ quan công an. Hoặc kết quả giám định từ Cơ quan giám định.
Văn bản ủy quyền khi ủy quyền thực hiện đăng ký khai tử.
Ngoài ra khi đi gửi hồ sơ lên UBND xã người đi đăng ký còn phải cầm theo các giấy tờ xuất trình khác. Bao gồm:
Hộ chiếu hoặc CMND, thẻ căn cước
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú với người đã khuất xác định thẩm quyền. Nếu không xác định được nơi ở người chết thì xuất trình giấy mà nơi người đó chết, nơi phát hiện thi thể.
Bước 2: Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ
Sau khi đã hoàn thành thủ tục khai tử và nộp lên cơ quan thẩm quyền người tiếp nhận sẽ tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ người tiếp nhận sẽ viết giấy tiếp nhận. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì người nộp cần bổ sung theo yêu cầu, quy định.
Trong trường hợp hồ sơ được hướng dẫn bổ sung mà không được thực hiện thì người nhận sẽ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Đồng thời lập văn bản từ chối và ghi rõ lý do cụ thể. Trường hợp không thể hoàn thiện hồ sơ thì sẽ lập văn bản hướng dẫn.
Bước 3: Trích lục khai tử
Công chức tư pháp sẽ ghi lại nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch. Đồng thời cùng người đi làm thủ tục ký tên vào sổ. Sau đó báo cáo đến Chủ tịch huyện để được trích lục cho người đi khai tử. Thời gian giải quyết đăng ký khai tử sẽ trả không lớn hơn 3 ngày làm việc. Khi nhận giấy khai tử người đi khai tử phải đóng lệ phí đăng ký theo quy định.
Về cơ bản thủ tục khai tử cho người nước ngoài nhìn chung không quá phức tạp như mọi người nghĩ. Đa phần quy trình khá tương tự như việc đăng ký đối với công dân Việt Nam. Chỉ khác một chút ở bước thông báo khai tử. Cụ thể quy trình thực hiện diễn ra trong 4 bước là:
Bước 1: Làm hồ sơ đăng ký khai tử
Trong khoảng 15 ngày kể từ lúc có người mất gia đình hoặc người thân thích nộp hồ sơ đăng ký khai tử ở nơi cư trú cuối cùng. Thành phần hồ sơ giống với khi khai tử cho công dân Việt Nam.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Người tiếp nhận trực tiếp kiểm tra dò xét hồ sơ. Nếu đạt chuẩn sẽ được gửi đến đơn vị thẩm quyền trích xuất giấy khai tử. Nếu hồ sơ không hợp lệ, đầy đủ sẽ ghi rõ lý do yêu cầu bổ sung. Nếu người đi khai tử không thực hiện bổ sung sẽ trả hồ sơ về.
Bước 3: Chứng nhận khai tử
Công chức tư pháp – hộ tịch chứng nhận. Sau đó ghi vào Sổ hộ tịch. Người đi khai tử ký vào sổ hộ tịch. Cuối cùng đơn vị báo cáo với chủ tịch UBND huyện trích lục cho người đi khai tử.
Bước 4: Thông báo văn bản trích lục hộ tịch cho Bộ ngoại giao
Ngay sau khi UBND huyện trích lục sẽ kèm theo văn bản thông báo. Tiếp đến cơ quan gửi đến cho Bộ ngoại giao. Sau đó Bộ ngoại giao gửi đến cho cơ quan thẩm quyền của quốc gia mà người chết sinh sống.
Vậy vừa rồi là thủ tục khai tử chi tiết nhất bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện nếu bạn băn khoăn vấn đề gì hãy truy cập http://traihommartino.vn/ để Trại Hòm Martino giải đáp giúp bạn.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát