Quy trình Hỏa táng ở Việt Nam diễn ra như thế nào? An táng là hình thức chôn cất người chết truyền thống từ bao đời nay. Song theo thời gian xã hội phát triển thì hình thức hỏa táng đã xuất hiện như một lẽ tự nhiên. Đặc biệt hỏa táng ngày càng trở nên thông dụng khắp thế giới, trong đó có ở Việt Nam.
Thế nhưng thực chất nguồn gốc và quy trình hỏa táng ở Việt Nam như thế nào không nhiều người hiểu rõ. Và đó là lý do ngay bây giờ Trại Hòm Martino sẽ giúp bạn giải mã chi tiết.
NGUỒN GỐC CỦA HÌNH THỨC HỎA TÁNG Ở VIỆT NAM
Lựa chọn quy trình hỏa táng ở Việt Nam thay vì an táng ngày càng phổ biến. Đây là thực trạng dễ thấy khi mà hỏa táng đã và đang cho thấy sự phù hợp tối đa với xã hội hiện đại. Tuy nhiên thực chất có thể bạn chưa biết rằng hình thức mai táng này đã ra đời ở nước ta từ lâu chứ không phải mới đây như nhiều người nghĩ.
Quy trình hỏa táng ở Việt Nam có từ lâu đời
Chính xác thì những tài liệu khoa học cho thấy hỏa táng dường như đã xuất hiện ở thời Hùng Vương. Theo đó kết quả của cuộc khai quật khảo cổ 1962 chỉ ra hàng loạt dấu hiệu chứng minh khi dưới lòng đất sâu 2 – 3m có:
● Những chiếc thạp đồng
● Những chiếc trống đồng
● Tro than bên trong lòng đất
● Trang sức viên hạt chuỗi đá
● Vòng đồng
● Vòng đá
● Xương và răng người cháy dở
Đặc biệt đối với dân tộc Kinh thì hỏa táng được cho là xuất hiện đầu Công Nguyên. Tài liệu nghiên cứu chứng minh thời gian sớm nhất là không quá khoảng thời gian đạo Phật du nhập.
Riêng người Thái đó là trước khi Phật giáo du nhập. Nếu lần theo tàn dư của hỏa táng thời này có thể tìm thấy dấu tích của dân tộc Thái ở nhiều vùng miền. Bao gồm:
● Thanh Hóa
● Nghệ An
● Lai Châu
QUY TRÌNH HỎA TÁNG Ở VIỆT NAM
Quy trình hỏa táng ở Việt Nam nhìn chung được tiến hành qua 3 công đoạn chính. Mỗi một công đoạn sẽ đóng một vai trò riêng với tính an toàn và đảm bảo nhất. Và cụ thể mỗi công đoạn tiến hành sẽ có những công việc chính như sau. Hãy cùng chúng tôi tham khảo để có cái nhìn tổng quan nhất. Cụ thể:
Thi thể người đã mất sẽ được đặt trong chiếc hòm hỏa táng
Công đoạn 1: Hỏa thiêu thi thể người đã khuất
Sau khi người đã khuất chính thức về cõi vĩnh hằng và được " chứng nhận tử " từ cơ quan thẩm quyền mới được phép hỏa thiêu. Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình hỏa táng.
Về cơ bản để bắt đầu quá trình hỏa thiêu thi thể của người đã khuất sẽ được đặt vào hòm hỏa táng. Chiếc hòm này khá đặc biệt được làm bằng chất liệu dễ cháy và bao bọc kín không gây ô nhiễm.
Khi thi thể người đã khuất được đặt vào hòm sẽ mang đến buồng hỏa táng để hỏa thiêu.
Nhiệt độ hỏa thiêu thi thể được nâng lên từ 1200 độ C cho tới 1400 độ C. Với nhiệt độ này thi thể người chết sẽ tiếp xúc với lửa và thiêu rụi chỉ còn lại xương cốt. Thời gian đốt cháy sẽ được tiến hành trong khoảng 3 - 4 giờ đồng hồ với nhiệt độ cao đã được đặt sẵn.
Tro cốt sau khi xử lý sẽ cho vào hũ đựng
Công đoạn 2: Xử lý lọc xương cốt - tro cốt
Một khi cơ thể người chết đã được thiêu rụi chỉ còn lại xương và tro cốt, nhân viên hỏa táng sẽ kết thúc quá trình hỏa thiêu. Lúc này tàn dư hỏa táng sẽ được đưa tới khu vi xử lý. Toàn bộ xương cốt được đặt vào bộ vi xử lý để lựa ra xương cốt qua một bên, và tro qua một bên.
Xương cốt sẽ được cho vào hủ và bàn giao cho người nhà, tro là những tàn dư như gỗ quan tài, quần áo người mất, trà lài... nếu gia đình có yêu cầu lấy tro cứ liên hệ nhân viên hỏa táng.
Bình đựng tro cốt vừa đúng chuẩn kích thước đề ra. Bình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng. Ví dụ như không vỡ khi bị rơi, được niêm phong chắc chắn. Bình đựng có buộc chặt đảm bảo sự an toàn và cẩn thận nhất.
Công đoạn 3: Hoàn thành bàn giao tro cốt cho gia đình người đã khuất
Toàn bộ quá trình hỏa táng ở Việt Nam sẽ được tiến hành trong thời gian khoảng 3 đến 4 tiếng đồng hồ là có thể nhận tro cốt. Tất nhiên tro cốt nhận sẽ được bảo quản chắc chắn trong hũ đựng tro cốt với các hạt mịn đã xử lý chứ không phải nguyên xương.
Người nhà sẽ được nhận hũ tro cốt trong 3 đến 4 tiếng
Thông thường tùy vào đơn vị thực hiện mà thời gian nhận tro cốt có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn dự kiến như trên. Tuy nhiên gia đình hoàn toàn có thể nhận ngay trong ngày với thời gian sớm nhất.
Trong suốt quãng thời gian thực hiện hỏa táng sẽ có một hệ thống định sẵn để dán nhãn dán kiểm soát cẩn thận. Do đó tro cốt khi được xử lý xong đều đảm bảo sự trùng khớp với thi thể người chết. Vậy nên gia đình hoàn toàn có thể an tâm khi thực hiện và nhận tro cốt của người đã khuất.
TÓM LƯỢT
Như vậy, Trại Hòm Martino đã giải mã quy trình hỏa táng ở Việt Nam chi tiết nhất dành cho bạn. Mong rằng qua đó, bạn sẽ có được cho mình những kiến thức thật bổ ích về chủ đề này.