Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Việt Nam ta là một nước có nền văn hóa với các phong tục rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, giới trẻ ngày nay rất ít ai hiểu biết tất tần tật về những phong tục mà ông bà ta truyền lại. Trong đó có phong tục tang ma của người Việt - một trong những nét văn hóa thể hiện bản sắc riêng của dân tộc ta. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu nhiều hơn những kiến thức về phong tục này thì hãy khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Những việc làm mà bài viết nêu ra dưới đây chỉ phù hợp với các trường hợp người mất do già yếu, mất tại nhà. Còn khi người thân mất tại bệnh viện, mất do tai nạn, rắn độc cắn, thủy hỏa tài,... thì không đủ điều kiện để áp dụng toàn bộ nghi lễ.
Khi tắm gội cho thân nhân vừa qua đời, người nhà nên chuẩn bị sẵn một con dao nhỏ, một chiếc lược, một cái khăn, một cái muỗng, một ít đất, một nồi nước ngũ vị hương và một nồi nước nóng. Khi tắm, phải vây kín màn, người nhà quỳ xuống khóc và cáo từ rằng: “nay xin tắm gội để sạch bụi trần” rồi đứng dậy. Cha chết thì con trai tắm, còn mẹ chết thì con gái tắm.
Thực hiện theo từng bước như sau: lấy vuông vải dấp ngũ vị rồi lau mặt, lau mình. Tiếp đến, lấy lược chải tóc và lấy một cái khăn khác để lau sạch tay chân. Dùng dao cắt móng chân, móng tay, mặc quần áo chỉnh tề. Nước, lược, dao mang đi chôn. Móng tay móng chân thì gói lại và để vào quan tài. Sau đó, đặt người mất nằm lên giường.
Ở nghi lễ này, người thân sẽ đắp chiếu hoặc chăn lên người mất, giăng màn. Tiếp theo, để một chiếc ghế con ở phía trên đầu, đặt lên đó một quả trứng, một bát cơm, dựng đôi đũa bông thẳng đứng. Ở địa phương khác còn đặt con dao lên bục người chết để trừ tà ma, quỷ nhập tràng)
Theo như ông bà ta truyền lại, ở nghi lễ này, người thân sẽ đặt vào miệng người chết gạo và tiền để tránh ma quỷ đến cướp đọt, vong hồn cũng dễ được siêu thoát hơn. Tuy nhiên, hiện nay lễ này không còn được áp dụng nhiều nữa. Thay vào đó, họ sẽ may một cái túi, đựng vào đó một ít tiền, gạo, đồ lặt vặt mà người chết hay dùng đến khi sinh thời. Lễ sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
Xát cho sạch một ít gạo nếp, mài sáng 3 đồng tiền.
Tang chủ phải quỳ và khóc, cáo từ rằng: “nay xin phạn hàn, phục duy hâm nạp”/
Người chấp sự lần lượt xướng rằng: “Sơ phạn hàm, tái phạn hàm, tam phạn hàm”.
Tang chủ sẽ thực hiện 3 lần, mỗi lần để một đồng tiền và đặt một ít gạo vào mồm bên phải, đến bên trái và cuối cùng là chính giữa.
Cuối cùng bóp mồm lại và phủ lại mặt người mất.
Lần lượt con cái của người mất sẽ tiến vào làm lễ, con trai ở bên trái, con gái thì bên phải. Người chấp sẽ quỳ và cáo từ rằng: “nay được giờ lành, xin rước nhập quan”. “Cẩn cáo” rồi xướng tiếp: phủ phục (lễ xuống), hưng (dậy) và bình thân ( đứng lên).
Sau đó, các con sẽ đứng ra hai bên để việc quay và cầm tạ quan đưa người mất vào nằm được diễn ra êm ái và dễ dàng. Lưu ý phải đặt ở chính giữa quan tài, nếu còn chỗ trống thì phải lấy quần áo cũ khuyết vào cho đủ. Tiếp theo sẽ gấp từ dưới lên đầu, bên trái gấp trước, đầu là vị trí xếp sau cùng. Dùng sơn và nẹp để cố định lại.
Lưu ý rằng không được để quần áo của người còn sống, hoặc quần áo mà người còn sống mặc chung với người qua đời đặt vào quan tài. Về đồ khâm liệm, nhà có điều kiện thì dùng vóc nhiêu, tơ, lụa. Còn nhà bình thường chỉ cần dùng với trắng may làm đại liệm hoặc tiểu liệm là được.
Tang chủ nên chọn giờ sao cho phù hợp với tuổi để tiến hành nhập quan, sau đó dùng bùa để dán vào trong và bên ngoài quan tài. Khi đã hoàn thành mọi việc thì sơn gắn quan tài sao cho thật cẩn thận và đặt ở gian giữa của nhà. Nếu trong nhà còn người tôn hơn thì đặt qua gian bên cạnh.
Khi người chết cứng lạnh, co rúm, không bỏ lọt áo quan thì phải làm sao?
Ông bà ta truyền lại rằng, khi rơi vào trường hợp này, người nhà nên hơ lửa người đã khuất. Sau đó mới nắng dần cho thẳng ra, dùng rượu hoặc cồn để xoa bóp. Nếu vẫn còn cứng thì hãy dùng hai chiếc đũa dài đặt hai bên mép áo quan, để thi hài lọt dần xuống. Khi đã lọt vào rồi thì phải cắt bỏ hết các dây buộc tay, chân, vai, mông để người quá cố có thể nằm thoải mái.
Vậy thông qua bài viết này, bạn đã phần nào hiểu được phong tục tang ma của người Việt rồi đúng không nào. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn sẽ biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích trong cuộc sống. Cuối cùng, cám ơn mọi người vì đã dành thời gian theo dõi bài viết này nhé!
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát