Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Theo thời gian lịch sử Việt Nam, đạo phật trải qua bao thăm trầm đồng hành cùng dân tộc. Trong quá trình hình thành nền văn hoá, nghi lễ phật giáo miền nam có vị trí không nhỏ. Nét văn hoá này ăn sâu trong lòng dân tộc qua mái chùa làng của thôn xóm. Chúng ta cùng tìm hiểu tầm quan trọng qua bài viết dưới đây.
Hình thức nghi lễ phật giáo miền nam
Thực tế, phật giáo 3 miền Bắc, Trung và Nam đều có nguồn gốc từ Tổ sư để lại. Các nghi lễ dùng 2 khóa chính: Thiền môn chánh độ và Tâm nam thiện bản. Thiền môn chánh độ có hai phần chính: độ các sư tăng viên tịch và độ các người tại gia khi qua đời. Đối với Tâm nam thiện bản là những văn sớ có tính chất giống một công văn. Về hình thức, cách thể hiện tùy theo từng nội dung cụ thể.
Ở chùa khi nào cũng có nghi lễ: Sáng có giờ công phu, những bài kinh, tán tụng do các sư đọc theo giọng lạc (thiền). Buổi chiều có khóa Tịnh độ (công phu chiều), đọc hồi hướng theo giọng ai. Nội dung của pháp ngữ trong các pháp hội như lễ Vu Lan, Phật Đản,... khác nhau. Trong độ linh, các khoa giáo và giọng điệu cũng khác.
Nghi lễ phật giáo miền nam thường dùng linh cổ (trống đạo), đẩu, chuông, mõ, đại cổ (trống bát nhã). Ngoài ra, các pháp hội lớn có thêm một số nhạc khí: đàn cò, sáo kèn, đàn nguyệt,... Thực tế, dụng cụ chỉ yếu tố phụ mà người hành trì nghi lễ đóng vai trò quan trọng nhất.
Người miền Nam gọi dụng cụ là cái "đẩu" do đọc trại từ chữ "điều" mà thành. Gọi là cái "điểu" vì khi đánh vào dụng cụ kêu giống tiếng chim. Theo quan điểm xưa, con chim hót ra chân lý để người nghe phát tâm niệm Phật, Pháp, Tăng,...
Quá trình hành trì nghi lễ hay cần có 3 yếu tố: nghệ thuật, khoa học và quần chúng. Nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố này, người hành trì không thể đem nghi lễ phổ cập được.
Trước sự quan tâm của quý vị, traihommartino.vn chia sẻ những thông tin sau:
Hình thức thể hiện thông qua sự tổ chức, lễ hội, pháp hội, đạo tràng,.… khi ngôi nhà Phật giáo có cuộc lễ hay buổi lễ. Chẳng hạn: cung nghinh tượng Phật, Xá lợi Phật, thuyết pháp, cung nghinh chư tôn Giáo phẩm, .... Xây dựng phần trang nghiêm và long trọng, buổi lễ cung nghinh thường dùng lọng tràng, nhạc lễ, hương án,…
Thực tế, mỗi pháp hội chọn sự sắp xếp trang trí đúng lễ nghi khác nhau. Cách sắp xếp nhân lực đúng đạo tràng cũng khác nhau.
Pháp hội cầu siêu cho những chiến sĩ được tổ chức đúng với không gian tâm linh. Ở đây, chúng ta có thể chọn chùa, tu viện, thiền viện hoặc nghĩa trang liệt sĩ nhưng phải đúng nghi lễ Phật giáo.
Chuẩn bị từ khâu trần thiết, trang trí không gian, cách tổ chức, những pháp khí cần thiết, cung an chức sự cho từng người tham gia, hình thức phục sức của từng người. Tất cả thể hiện đa dạng độc đáo của Phật giáo.
Hình thức còn thể hiện qua sự hoành tráng khâu tổ chức và cách bố trí vật dụng hợp lý. Thêm nữa, chương trình làm việc logic, thành phần tham dự của chư tôn giáo phẩm cùng chính quyền địa phương. Đặc biệt, số lượng người tham dự tiếp cận đạo phật.
Thực tế, nội dung triết học hay giáo lý Phật giáo thể hiện qua nội dung nghi lễ thay đổi theo thời gian. Theo quy định, tất cả giáo l nhà Phật được gói gọn trong tam tạng kinh điển là kinh, luật và luận.
Trong đó, kinh chia ra 12 hai phần giáo chứa đựng tất cả Giáo lý hành quả để Tăng Ni ứng dụng khi hành trì tu tập. Nội dung triết lý Phật giáo tạo nên từ những thiền môn quy cũ ở chốn tòng lâm cũng như sự hành nghi trong sinh hoạt hằng ngày.
Triết lý Đạo Phật không chỉ là tam tạng kinh điển mà thể hiển trong đời sống. Ở đây, những hành động thiết thực: hành trì giới luật, sự tu tập thiền định, lễ Phật, sám hối,.. Kết quả khi hành trì thể hiện ở phong cách, đạo đức và lối sống để minh chứng cho triết lý Phật giáo. Bởi nội dung Phật giáo thể hiện cái hồn và truyền cảm hứng tâm linh.
Nghi lễ thể hiện tính văn hóa của Phật giáo và dân tộc Việt Nam
Đây là một hình thái văn hoá thể hiện trong nếp sống từ gia đình đến xã hội. Nghi lễ là sự giao lưu của 2 nền văn hoá Phật giáo và văn hoá dân tộc. Quá trình giao lưu xảy ra sự tiếp biến của hai nền văn hóa. Phật giáo tùy thuận với tín ngưỡng dân gian nhưng văn hóa dân tộc Việt tác động ngược lại nghi lễ phật giáo miền nam.
Sự tiếp biến thể hiện ở kiến trúc chùa chiền, lối sống đạo đức, nghi thức cúng bái,…Trong đó, nét nhạc cổ điển truyền thống đi vào nghi lễ của Phật giáo một cách rõ rệt. Ngày nay, miền Nam có âm hưởng mới mẻ. Đặc biệt, dân ca cải lương in đậm vào nghi lễ cúng bái cũng như nghi lễ Phật giáo.
Văn hóa vật thể gồm các pháp khí: tượng, chuông, trống, linh, pháp phục, … Còn văn hóa phi vật thể: triết lý thể hiện trong nội dung và giọng điệu tụng niệm, cách thức hành lễ,… Trải qua bao năm tháng thăng trầm của lịch sử, Phật giáo và dân tộc luôn đồng hành với nhau. Sự hòa quyện đó tạo nên nét độc đáo của đạo Phật ở Việt Nam.
Ngày xưa, tinh thần tùy duyên hóa độ và chư tổ ngày xưa khéo léo vận dụng giáo lý của Đức Phật. Đây là cơ sở tạo ra những nghi lễ phù hợp bản sắc dân tộc qua từng bài kệ và câu kinh. Đồng thời, hình thành bộ môn nghi lễ áp dụng rộng rãi trong chốn thiền môn.
Mục đích đảm bảo tính hài hòa, tăng thêm sự gắn bó giữa đạo và đời. Nghi lễ phật giáo miền nam thể hiện sự tôn kính của mọi người đối với Tam bảo. Trong quá trình hoằng pháp, chúng ta có thể sử dụng hữu hiệu phương tiện này.
Với những nội dung trên, hy vọng giúp quý vị hiểu rõ hơn về nghi lễ phật giáo miền nam. Thực tế, hình thức cúng kiến cũng tốn kém về tiền của, sức lực và thời gian. Vậy nên, người làm công tác nghi lễ phải biết cân nhắc cho hợp lý để tránh lãng phí. Đồng thời, lựa chọn thi hành lễ đúng lúc, đúng nơi và đúng hoàn cảnh.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát