Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Những điều kiêng kị trong đám tang người Việt - Đám tang là một trong những sự kiện quan trọng, không chỉ mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh mà hơn hết còn là cả về mặt tình cảm.
Đó là quãng thời gian đau buồn và mất mát, vậy nên để yên lòng người đã khuất cũng như để an ủi những người ở lại thì trong quá trình tổ chức đám tang cần nắm rõ những điều nên và không nên làm.
Để tìm hiểu rõ hơn hãy cùng theo dõi những điều kiêng kỵ trong đám tang sau đây.
Điều kiêng kỵ trong đám tang của người Việt gồm những gì?
Đám tang là một trong những sự kiện quan trọng, không chỉ mang nhiều ý nghĩa về mặt tâm linh mà hơn hết còn là cả về mặt tình cảm
Trong văn hoá Việt Nam có rất nhiều điều kiêng kỵ. Chẳng hạn như những ai không may chết ngoài đường thì việc mai táng cũng có đôi chút khác biệt. Thường người ta kiêng đưa người chết về nhà vì âm khí sẽ bao trùm lấy toàn bộ ngôi nhà. Đồng thời có thể tác động phần nào đến cuộc sống cũng như công việc của các thành viên trong gia đình.
Người chết vì đột tử trên đường phố do tai nạn giao thông, ốm đau, chết đuối trên sông… cũng coi như số phận hẩm hiu và thân nhân phải cúng bái tại nơi người chết. Bên cạnh đó, người ta cũng thường tổ chức tang lễ ngay tại nơi người đó không may gặp nạn hoặc làm lễ tang ở những khu vực cách xa nhà, chẳng hạn như nương rẫy hoặc ngoài đồng.
Xem thêm: Dịch vụ tang lễ trọn gói
Với nạn nhân chết đuối trên sông, khi đang cứu nạn nhân, người dân kiêng cho cha mẹ hoặc con cái nạn nhân đến gần nạn nhân, người dân cho rằng nếu người thân nạn nhân có mặt thì chắc chắn không cứu được nạn nhân. Nếu nạn nhân không cứu chữa được mà chết thì người dân tổ chức tang lễ gần nơi nạn nhân chết, không đưa xác nạn nhân về nhà vì điều đó mang lại xui xẻo cho những người trong gia đình.
Khi một người qua đời, trước hết người ta phải chọn ngày giờ tốt, hợp với tuổi của người chết để tiến hành nghi lễ đặt quan tài.
Trong trường hợp có người chết do treo cổ tự tử hoặc bị người khác treo cổ, nếu phát hiện đã chết thì người ta dùng dao cắt dây khi nạn nhân còn treo cổ ở trên, không tháo dây ra. Bởi theo quan niệm của dân gian, chỉ cần cắt đứt sợi dây, vận rủi cũng có thể cắt đứt, gia đình nạn nhân có thể tránh được tai họa chết chóc do treo cổ kéo đến.
Đối với trường hợp con cái chết trước cha mẹ, ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam, người ta không cho cha mẹ của người chết đến nghĩa trang để an táng. Bởi đây là một trong những điều kiêng kỵ, vì nhiều lý do khác nhau. Chẳng hạn như để hạn chế nỗi đau cho người ở lại, đó chính là bậc cha mẹ khi kẻ đầu bạc phải tiễn kẻ đầu xanh.
Khi một người qua đời, trước hết người ta phải chọn ngày giờ tốt, hợp với tuổi của người chết để tiến hành nghi lễ đặt quan tài. Sau đó, họ chọn ngày lành tháng tốt để chôn cất người đã khuất. Không chỉ là để thể hiện sự thương cảm và tôn trọng đối với người đã khuất mà hơn hết còn hạn chế được những điều xui xẻo ập đến.
Trong thời gian đưa xác chết ra khỏi quan tài, con cháu, người thân của người chết phải cử người trông coi người chết cả ngày lẫn đêm để chó, mèo không nhảy qua xác người chết tránh người chết ngồi dậy, chạy theo để bắt người.
Một trong những điều kiêng kỵ đặc biệt cần phải lưu ý đó là không sử dụng các vật dụng của người đã khuất. Cho dù đó là quần áo hay các vật dụng cá nhân. Những vật dụng này nên được đốt đi sau khi lễ mai táng được hoàn thành.
Ngoài ra, không được sử dụng đồ đạc của người còn sống cho người đã khuất. Nếu người chết mang theo các vật dụng của người sống thì có thể làm cho cuộc sống của người còn sống đó không được trọn vẹn như: ngớ ngẩn, đờ đẫn, đãng trí, lú lẫn…
Theo quan niệm dân gian thì khi gia đình vừa có người mới mất thì nên cẩn trọng hơn, đặc biệt là vào khoảng thời gian chiều tốt. Những lúc này, gia đình nên đóng cửa cẩn thận và không nên trả lời bất cứ tiếng gọi nào. Nhất là khi chưa xác định được ai là người đang gọi bạn. Sở dĩ như vậy là do người chết già vẫn nhớ đến con cháu nên đến tối mới về nhà gọi để dẫn con cháu theo.
Một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang là không nên rơi lệ trên xác người chết. Việc rơi nước mắt vào thi hài có thể ảnh hưởng và sợ con cháu sau này gặp nhiều chuyện khó khăn trong cuộc sống. Vì vậy, người trực tiếp làm lễ tang (thường là người trong gia đình) không được khóc khi tiến hành nghi lễ nhập quan.
Biết được những điều kiêng kỵ trong đám tang là cần thiết, vì như vậy có thể hạn chế được những điều không may mắn ảnh hưởng đến người đã khuất cũng như các thành viên khác trong gia đình.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát