Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Đám ma là một trong những nghi lễ vô cùng quan trọng của người Việt Nam. Đây là một nghi lễ vô cùng thiêng liêng để tưởng nhớ người đã mất. Vì thế, mà mọi người rất cẩn trọng để tránh những điều không may mắn xảy ra.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những điều cấm kỵ trong đám ma. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tránh khỏi được những điều không nên khi tham dự tang lễ.
Đây cũng là nét văn hóa tín ngưỡng lâu đời nhằm thể hiện lòng thương nhớ đến người đã khuất. Tùy theo vùng miền và tập quán khác nhau mà cách tổ chức tang lễ cũng được diễn ra khác nhau.
Đám ma hay còn được gọi là đám tang. Nói một cách dễ hiểu hơn đây là nghi lễ diễn ra trước khi chôn cất hoặc hỏa táng. Lúc này, những người thân hữu gần xa sẽ đến tham dự và đưa tiễn người mất về nơi an nghỉ cuối cùng.
Đám ma hay còn được gọi là đám tang dành cho người đã mất
Như đã đề cập đến ở phần trên, đám ma thật sự là một nghi lễ vô cùng linh thiêng. Do đó, tang lễ cũng được diễn ra rất long trọng. Nếu vô tình phạm phải những điều cấm kỵ thì sẽ dễ dẫn đến những điều không may. Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có được những kiến thức cần thiết.
Điều đầu tiên mà bạn cần nên tránh trong khi để tang đó là hạn chế đi thăm bạn bè và họ hàng. Đặc biệt, không nên đi chúc Tết những gia đình đang có người bị ốm vì rất dễ mang những điều kém may mắn đến với họ.
● Không ăn mặc quá lố lăng, màu sắc sặc sỡ mà chỉ nên mặc đồ đen trắng, lịch sự và kín đáo
● Không cười nói quá lớn, cười nói ầm ĩ
● Những người lớn tuổi, trẻ em không nên tham dự lễ khâm liệm và an táng vì rất dễ nhiễm hơi lạnh, bị ốm
● Những người bị chó cắn không nên tham dự tang lễ
● Đối với những gia đình xung quanh có người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai nên đặt than đốt vỏ bưởi, bồ kết xung quanh để trừ uế khí.
Trong quá trình diễn ra tang lễ, khi lễ khâm liệm chưa được diễn ra, người thân phải thay nhau bên cạnh thi hài người mấy đẻ tỏ lòng thương tiếc. Đồng thời, tránh việc chó mèo nhảy qua thi hài dẫn đến hiện tượng quỷ nhập tràng.
Không để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm
Từ xa xưa, cha ông ta đã cho rằng không nên để nước mắt rơi xuống khi khâm liệm.
Vì điều này rất dễ khiến con cháu làm ăn xa gặp phải nhiều khó khăn và khiến người mất khó siêu thoát được. Thế nên cho dù đau đớn đến đâu, cũng nên đứng xa để tránh nước mắt rơi xuống thi hài người đã mất.
Thi hài người đã mất cần được nằm yên và tránh bị va chạm. Do đó, khi khiêng linh cữu cần đi nhẹ nhàng và cẩn thận, không để trình trạng thi hài bị lắc lư. Chính vì thế mà người khiêng linh cữu phải đi thật chậm để thể hiện sự thương tiếc với người đã khuất.
Khi đã hạ huyệt người mất, những người tham dự tang lễ nên đi vòng quanh mộ ba vòng và không được quay đầu khi đi về. Điều này sẽ khiến linh hồn người mất khó siêu thoát và theo người sống quan về.
Những điều cấm kỵ khi tham dự tang lễ
Một điều kiêng kỵ khi có tang cha mẹ là không nên lập gia đình. Quan niệm xưa cho rằng cần để tang trong 3 năm mới nên kết hôn nhằm tỏ lòng kính trọng và thương tiếc với người đã mất. Tuy nhiên, tư tưởng hiện nay cũng đã cởi mở hơn. Vì thế mà nhiều gia đình có thể kết hôn cho con sau ngày giỗ đầu.
Người xưa vẫn hay có câu “ có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế, khi tham dự tang lễ, bạn nên biết những điều cấm kỵ để không gặp những điều kém may mắn. Đồng thời, có thể thể hiện được tấm lòng thương nhớ đối với người đã mất.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát