Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Ông bà xưa thường nói có thờ thì mới có thiêng, có kiêng thì mới có lành.Và tất nhiên, với việc đi đám ma cũng như vậy, có những điều kiêng kỵ mà bạn cần phải nhớ để tránh phạm phải. Một số những điều kiêng kỵ khi đi đám ma sau đây sẽ giúp bạn tránh khỏi và biết để áp dụng trong những trường hợp đi dự tang lễ để phòng thân.
Những điều kiêng kỵ khi đi đám ma
Đối với người đi dự đám tang chỉ nên mặc đồ tối màu (nên là trắng hoặc đen). Không nên mặc đồ có màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt hoặc hở hang, lố lăng gây phản cảm. Đồng thời, trong quá trình tham dự tang lễ cũng không được cười đùa hoặc gây mất trật tự.
Những người lớn tuổi, phụ nữ hiện đang mang thai, trẻ em hoặc những người bị chó dại cắn thì không nên đến tham dự các buổi lễ khâm liệm hay an táng. Bởi khi tham dự bạn có thể bị nhiễm hơi lạnh từ thi thể những người đã mất và bị ốm bệnh. Đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ sống ở gần nhà có tang thì nên đặt 1 lò than có đốt vỏ bưởi cùng với bồ kết để giải trừ uế khí một cách tốt nhất.
Trước lúc thi hài người đã khuất được đặt vào trong quan tài thì thân nhân trong gia đình cần phải thay nhau coi giữ ngày lẫn đêm để bày tỏ lòng thương tiếc. Ngoài ra, việc trông coi thi hài người đã mất cũng nhằm tránh trường hợp chó hoặc mèo nhảy qua xác của người chết, phòng hiện tượng quỷ nhập tràng (có nghĩa là người chết tỉnh dậy để bắt người). Đây là một trong những điều kiêng kỵ khi đi đám ma mà mọi người cần lưu ý.
Khi khâm liệm không để nước mắt rơi
Theo quan niệm của người xưa, nếu trong lúc khâm liệm có nước mắt rơi xuống sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con cháu trong gia đình (làm ăn khó khăn hơn). Chính vì vậy, trong quá trình khâm liệm, mọi người xung quanh không được khóc. Dù cho người chứng kiến có vì thương xót người quá cố đến mức độ nào cũng phải đứng cách xa 1 khoảng để tránh việc nước mắt rơi vào trong thi hài.
Trong dân gian xưa thường có tục lễ giữ cho thi hài người chết được nằm yên một chỗ. Vậy nên, trong quá trình di quan, người khiêng linh cữu cần phải thật nhẹ nhàng và cẩn thận. Họ phải đi thật chậm vừa là để giữ cho thi hài người chết được nằm yên vừa là thể hiện được sự lưu luyến, xót xa với người đã mất.
Một trong những điều kiêng kỵ khi đi đám ma khác mà bạn cần phải nhớ chính là việc kiêng tổ chức đám cưới trong suốt thời gian gia đình đang để tang. Đây là khoảng thời gian mà bạn cần bày tỏ sự tiếc thương cũng như lòng kính trọng đối với người đã nằm xuống.
Theo quan niệm dân gian xưa, thời gian để tang thường là 3 năm (có một số vùng là 2 năm). Tuy nhiên, hiện tại thủ tục và quan niệm đã có thay đổi nhiều hơn so với trước đây. Một số gia đình vẫn có thể tổ chức đám cưới cho con cháu của mình sau khi hoàn tất giỗ đầu cho người đã khuất.
Việc để tang, kiêng lấy vợ hoặc chồng trong thời gian gia đình có tang nhằm tỏ lòng kính trọng, thương tiếc người đã khuất. Thời gian để tang theo quan niệm xưa là 3 năm. Nhưng ngày nay, việc kiêng cữ không còn kỹ lưỡng như trước. Một số gia đình có thể lấy vợ, gả chồng cho con sau giỗ đầu.
Khi hoàn tất thủ tục hạ huyệt cho người mất, những người tham dự đám tang tuyệt đối không được quay đầu lại nhìn. Theo quan niệm của người xưa, nếu sau khi hạ huyệt người tham dự tang lễ ra về quay đầu lại nhìn sẽ khiến cho người đã khuất lưu luyến không rời và đi theo người đó. Vậy nên, sau khi hạ huyệt thân nhân và những người tham gia lễ tang không nên và tuyệt đối đừng quay lại nhìn.
Dân gian Việt Nam ta từ xưa đến nay có khá nhiều những điều kiêng kỵ khi đi đám ma. Trên đây chỉ là một số ít những điều kiêng kỵ phổ biến mà mọi người thường hay mắc phải. Vậy nên, khi tham dự tang lễ bạn cần phải tìm hiểu để biết được đâu là những điều nên và không nên làm trong quá trình tham dự tang lễ.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát