Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Sinh, lão, bệnh, tử vốn là quy luật của cuộc sống. Khi con người già thì đều sẽ phải ra đi về với miền cực lạc. Việc của người ở lại chính là tổ chức tang lễ cho người đã khuất để họ được ra đi thanh thản, bình yên cũng như thể hiện tình yêu thương và sự kính trọng.
Đám ma không chỉ là nghi thức dành cho người đã khuất mà còn là nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta. Vậy đám ma Việt Nam được tiến hành như thế nào? Bao gồm những thủ tục gì?
Đối với các trường hợp những người gần chết, có con chấu hay người nhà bên cạnh, mọi người phải hỏi xem người sắp chết có điều gì muốn trăn trối. Sau khi người đó ra đi, mọi người tiến hành lau người bằng nước ngũ vị hương và thay quần áo tươm tất cho người đã khuất. Nên nhớ lấy một chiếc đũa đặt ngang miệng để hai hàm của người chết không nghiến chặt lại với nhau. Việc này sẽ giúp cho công đoạn phạn hàm sau này có thể diễn ra thuận lợi.
Nghi lễ hạ tịch
Trong đám ma Việt Nam, nghi lễ là hạ tịch là bước tiếp theo cần phải tiến hành. Mọi người sẽ lấy một chiếc chiếu sạch trải xuống đất và đặt người đã chết nằm xuống một lát rồi lại đưa lên. Điều này mang ý nghĩa lấy đủ âm dương cho người đã khuất hoặc hy vọng người chết có thể hoàn dương.
Treo cáo phó
Cáo phó có nghĩa là thông báo sự ra đi người chết của những người thân. Cáo phó sẽ được dán trên tường nhà hoặc treo trước cổng của tang gia. Hiện nay, thời đại công nghệ thông tin hiện đại, mọi người còn có thể đăng cáo phó lên các phương tiện truyền thông khác nhau như báo chí, tivi hoặc thông báo qua điện thoại,...
Thông thường trên tờ cáo phó phải có đầy đủ các thông tin quan trọng và cần thiết về người đã mất như: học và tên, năm sinh, số tuổi hưởng thọ, thời gian tiến hành tang lễ cũng như địa điểm tổ chức,... Những điều này giúp cho mọi người có thể biết được chính xác các thông tin để có thể tiến hành tới phúng viếng, thăm hỏi và chia buồn cùng gia quyến kịp thời, đúng lúc.
Nghi lễ khâm liệm và nhập quan
Khâm liệm và nhập quan được xem là bước quan trọng nhất trong đám ma Việt Nam. Thủ tục khâm liệm sẽ được tiến hành một cách cẩn thận, người thân sẽ lấy một tấm vải trắng hoặc vải tơ lụa quấn quanh người đã khuất. Mọi người sẽ nâng và đặt người chết lên trên tấm vải này.
Tiếp theo bốn người đàn ông khỏe mạnh sẽ nắm bốn góc của tấm vải và nâng để đặt người chết và áo quan. Theo quan niệm của cha ông ta để lại, lúc nhập quan, tay người không được tiếp xúc với thân thể của người đã chết. Con cháu có độ tuổi kỵ với tuổi hay giờ ra đi của người chết cần tránh mặt lúc nhập quan. Như vậy vừa đảm bảo cho người chết được ra đi thanh thản vừa giữ cho người sống được bình an.
Sau khi quá trình nhập quan hoàn thành, con cháu có tuổi kỵ mới có thể quay trở lại cùng mọi người tiếp tục tang lễ. Trên quan tài lúc này, người nhà sẽ đặt một bát cơm trắng, bên trên có cắm một đôi đũa và một quả trứng gà luộc.
Ngoài ra, khi đã nhập quan, lúc này đội trống chiêng hoặc kèn tây mà gia chủ thuê về sẽ bắt đầu được đánh lên. Người ta gọi đây là nhạc hiếu giúp cho không khí tang lễ bớt đi sự tang thương, lạnh lẽo. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình cũng như mong muốn của gia chủ mà người ta sẽ thuê những hình thức thổi kèn giải khác nhau.
Sau khi nhập quan cũng là thời điểm phát lễ thành phục. Tang phục sẽ được phát theo mối quan hệ gần xa với người chết. Đối với con trai sẽ mặc áo sô gai, đội nón rơm, cầm gậy chống. Khi cha mất gậy chống sẽ được làm bằng tre.
Ngược lại, mẹ mất gậy chống sẽ được làm từ gỗ vông.
Con gái và con dâu sẽ mặc áo sô gai, thắt lưng làm từ bẹ chuối, đầu đội khăn tang. Tùy thuộc vào con gái đã xuất giá hay chưa sẽ mặc áo sổ gấu hoặc không. Đối với cháu và anh chị em sẽ quấn khăn tang trắng trên đầu. Không chỉ có tang phục khác nhau và thời gian chịu tang của con cháu trong gia đình cũng vậy.
Di quan và chôn cất người chết
Đây là những thủ tục cuối cùng trong đám ma Việt Nam. Sau khi đến giờ tốt, ngày lành, mọi người sẽ tiến hành làm lễ di quan và chôn cất cho người đã mất. Linh cữu sẽ được di chuyển từ tang gia đến nơi an nghỉ cuối cùng. Sau khi chôn cất 3 ngày, con cháu cần làm lễ viếng mộ.
Như vậy, trên đây là thủ tục đám ma Việt Nam mà chúng tôi muốn gửi đến mọi người. Thủ tục ma chay là một phong tục, tập quán thể hiện sự tôn trọng, thành kính của người sống đối với người chết. Đồng thời cũng hy vọng người chết có thể bình an, thanh thản ra đi về với một thế giới mới hạnh phúc hơn.
=> Có thể gia đình quan tâm: Những điều cần lưu ý trong nghi thức nhập quan
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát