Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Việt Nam mình theo Nho học. Vậy nên cái lẽ khi “quan hôn tang tế” đã có từ ngàn xưa. Hàng xóm, bà con dù thương dù ghét cũng phải lễ nghĩa đốt cây nhang ấm lòng người quá cố.
Tuy nhiên khi đi viếng đám tang để đảm bảo sự chỉnh chu, tôn nghiêm bạn cần nắm rõ nghi thức viếng đám tang.
Thông thường ở Châu Âu vào ngày đám ma mọi người đến viếng phải mang trang phục viếng màu đen. Các nước Châu Á thì sử dụng trang phục màu trắng như Nhật Bản, Trung Quốc. Riêng ở Việt Nam mặc dù chưa quy định về màu sắc trang phục trong nghi thức viếng đám tang. Thế nhưng khi đi viếng mọi người cũng cần ăn mặc lịch sự, kín đáo để phù hợp với không khí tang thương.
Theo như phân tích hiện nay thì việc đi viếng đám tang mặc trang phục sẫm màu rất phổ biến tại Việt Nam. Nhất là đối với trang phục màu đen chẳng hạn. Bởi lẽ màu đen tượng trưng cho màu sắc u buồn, chia buồn cùng gia đình có người thân đã khuất.
Tuy nhiên đa phần khi đi viếng, nam giới có thể mặc áo sẫm màu như màu đen, màu nâu kết hợp quần tây đậm. Tuyệt đối không mang dép lê. Còn đối với nữ giới thì ăn mặc đơn giản, hạn chế sử dụng những món trang sức lấp lánh. Khi đi viếng có thể mặc quần jean cùng áo thun, áo sơ mi tối màu. Không sử dụng dép hoặc là giày cao gót. Áo váy, chân váy ngắn hay quần jean ngắn, quần cào, áo hở vai là những trang phục tuyệt đối không nên sử dụng.
Cách vái lạy khi đi viếng người quá cố được xem là cách thức thể hiện lòng cung kính dành cho người đã khuất. Vậy nên nghi thức viếng đám tang này không nên khinh suất mà cần được làm chỉnh chu, tỉ mỉ.
Số lần vái lạy khi viếng đám tang người đã khuất
Cụ thể khi tham dự đám tang dù người đã mất vẫn còn đó hay đã liệm trong quan tài thì vẫn được xem là người còn sống. Do đó người đi viếng cần thực hiện đúng theo những quy tắc đề ra. Tức là chỉ lạy 2 cái và vái 2 cái.
Riêng trong trường hợp gia chủ đi theo Phật. Lúc làm đám ma sẽ có bàn thờ Phật. Phía trước bàn thờ với hương án có di ảnh thì người nên viếng nên chú ý cách lạy. Đó là lạy bàn thờ Phật 3 lạy rồi vái tiếp 2 vái. Sau đó tiếp tục lại đứng trước bàn thờ có di ảnh lạy 2 lạy. Còn riêng khi bạn đến thắp hương cho người đã mất đã an táng thì chỉ cần lạy 4 lạy rồi vái 3 cái là được.
Một khi người đi viếng vái lạy người đại diện gia đình gia quyến sẽ đáp lễ. Hay nói một cách khách quan hơn là “đáp lễ đầy đủ nhất”. Người đến viếng lạy bao nhiêu cái thì đại diện gia đình sẽ đáp trả bấy nhiêu lạy. Nghi thức này chỉ thực hiện khi quan tài người đã mất vẫn còn ở tại nơi tang lễ. Trong trường hợp đã an táng xong thì gia đình không đáp lễ.
Cách vái lạy trong nghi thức viếng đám tang của người Việt Nam đặc biệt hơn so với các nước khác. Đó là khi vái lạy sẽ chia thành 2 kiểu dành riêng cho nam giới và nữ giới.
Trong đó nam giới tư thế đứng nghiêm hai tay chắp trước ngực. Sau đó đưa tay lên quá đầu và cúi xuống. Khi gần xuống đất hai tay xòe úp xuống đất quỳ gối cúi mình xuống. Trán gần chạm mặt đất. Cuối cùng úp 2 bàn tay lên đầu gối rồi từ từ co lên và đứng dậy.
Còn riêng nữ giới thì ngồi xuống đất, hai chân vắt chéo nghiêng về bên trái. Bàn chân phải ngửa lên để dưới đùi chân trái. Tiếp đó chắp tay trước mặt đưa lên tán và cúi dần đầu xuống. Một khi đầu gần chạm đất thì hãy xòe bàn tay đặt lên đầu. Tư thế này giữ nguyên 1 - 2 giây. Sau đó lạy vái đúng nghi thức sau đó đứng lên, lùi về sau.
Nghi thức viếng đám tang là nghi thức long trọng, mang tính đau thương, chia buồn. Trong khung cảnh đau buồn, nước mắt ấy người đi viếng cần ăn nói nhỏ nhẹ, không quát mắng, nói lớn. Khi đi lại cũng phải đi nhẹ nhàng, từ tốn, không chụp ảnh tự sướng.
Những hành động cười đùa, hò hét khi diễn ra đám tang sẽ được cho là thiếu ý thức, không có văn hóa. Dù với bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến hành động ấy cũng được đem ra phê bình, chê trách. Đừng quá vô tư giữ nỗi niềm đau thương này để biến nó thành vô cảm trước nỗi đau mà người khác đang gánh chịu. Thay vào đó hãy ngả nón cúi đầu khi đến viếng đám tang. Đó không chỉ là điều được dạy hay tình người mà đó còn là giây phút cuối cùng của người đã khuất mà mọi người cần tôn trọng.
Lời kết
Nghi thức viếng đám tang ăn sâu vào mỗi con người Việt Nam. Đó là lòng cảm thương, thương xót dành cho người đã mất và gia quyến. Và hơn hết còn phản ánh chính bản thân người đi viếng đám tang.
Vậy nên trong hoàn cảnh nào bạn cũng cần phải thật chu toàn khi tham gia đám tang. Ngoài ra để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm khác trong tang lễ bạn hãy truy cập vào website http://traihommartino.com/ thường xuyên.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát