Tang lễ là một trong những phong tục tập quán truyền thống của người dân Việt Nam. Một nghi thức đám tang diễn ra gồm nhiều quy trình từ chuẩn bị cho đến hoàn tất. Tùy thuộc vào mỗi vùng, mỗi địa phương sẽ có những nghi thức khác nhau.
Nghi thức đám tang truyền thống của người Việt
Nghi thức tang lễ truyền thống của người Việt Nam về cơ bản, tang lễ của người Việt đều phải trải qua những quy trình sau
NGHI LỄ MA CHAY
Với những người có biểu hiện sắp qua đời, thì người trong nhà nên để ý bên cạnh và hỏi xem người thân có trăn trối hay nhắn nhủ gì không. Đây chính là di ngôn mà người chuẩn bị qua đời để lại, đồng thời cũng cần hỏi về tên thụy của người đó (có thể có hoặc không) để sử dụng cho việc khấn khi cúng cơm.
Sau đó, sử dụng ngũ vị hương để lau người sạch sẽ và thay quần áo thật tươm tất. Tiếp theo sử dụng một chiếc đũa và để ngang hàm (người ta gọi đây là cài hàm) để cho hai hàm răng không nghiến vào nhau.
Sau đó, cho một vốc gạo cùng với ba đồng tiền vào miệng người chết. Với những gia đình có điều kiện thì thường sử dụng miếng vàng sống. Người ta gọi đây là ngậm hàm hoặc phạn hàm.
● Trùng tang: Sau khi người thân mất thì phải nhớ rõ ngày giờ để nhờ thầy xem ngày giờ động quan tốt nhất. Tránh được tình trạng trùng táng hoặc bị quỷ tinh ám.
● Hạ tịch: Đưa người quá cố nằm trên chiếu trải dưới đất 1 lúc rồi đưa lên lại.
● Cáo phó: Thông báo về tang lễ được dán trước cổng hoặc cửa nhà.
Dán cáo phó thông báo về người đã chết
TẨN LIỆM VÀ NHẬP QUAN
Tẩn liệm cũng là một nghi thức đám tang cơ bản - tức là sử dụng một tấm vải để quấn thi hài người chết. Thông thường thì sẽ sử dụng vải trắng (với những gia đình có điều kiện hơn thì sử dụng vải tơ lụa) để may làm nghi lễ đại liệm, tiểu liệm. Sau khi đã niệm xong, người thân đứng xung quanh quan tài rồi nâng người chết bằng 4 góc trên tấm vải tạ quan rồi đặt người chết vào quan tài. Đây được gọi là nghi lễ nhập quan.
Nếu người chết là nữ thì nâng 9 lần còn nam thì nâng 7 lần - tượng trưng cho số vía của mỗi người. Phía trên quan tài sẽ đặt 2 chén cơm úp lại thành 1 và có cắm đôi đũa cùng với quả trứng luộc được gọi là cơm bông. Quan tài phải đặt quay đầu ra phía ngoài cửa.
Trong lễ tẩn liệm và nhập quan, các nghi lễ sau cũng đồng thời được thực hiện:
● Lễ thiết linh sàng, linh tọa: Giường và bàn thờ của người chết
● Tang phục: Người thân sẽ mặc trong tang lễ của người đã mất.
● Phúng điếu: Sự thăm hỏi của làng xóm, bạn bè đến cúng viếng và giúp đỡ gia đình bằng hình thức tiền bạc.
● Thổi kèn: Nhạc hiếu được đánh trong tang lễ (trống, kèn, …)
ĐỘNG QUAN - NGHI THỨC ĐÁM TANG KHÔNG THỂ THIẾU
Tức là nghi thức chuyển quan tài từ tư gia đến nơi an nghĩ cuối cùng. Tức chôn cất, hoặc hỏa thiêu tùy theo lựa chọn gia đình.
Tổ chức lễ di quan
NGHI THỨC CHÔN CẤT NGƯỜI CHẾT
Mỗi địa phương đều sẽ có những nghi thức chôn cất khác nhau. Nhưng cơ bản vẫn phải qua các bước chung như:
● Viếng mộ và đắp mộ: Sau khi chôn cất được 3 ngày, gia chủ sẽ bắt đầu làm lễ viếng mộ hay còn được gọi là mở cửa mả.
● Tuần chung thất (lễ 49 ngày): Trong khoảng thời gian tang lễ, gia chủ sẽ cúng cơm cho người chết. Gia chủ sẽ làm lễ chung thất ở tuần thứ 7 và thôi cúng cơm cho người chết. Thời điểm này gia chủ sẽ mời thầy cúng và mua nhà để cho người chết.
● Tuần Tốt Khốc (100 ngày): Khi người mất được 100 ngày thì gia chủ sẽ làm lễ tốt khốc (tức là lễ thôi khóc). Gia chủ mời thầy cúng, đốt trang phục, đốt nhà cho người đã chết và có thể đưa di ảnh lên bàn thờ của tổ tiên.
● Giỗ đầu: Sau 1 năm (tính theo lịch âm) gia đình của người đã khuất sẽ tổ chức giỗ đầu với mục đích nhớ về người đã khuất.
● Mãn tang: Tùy theo từng địa phương (thường là 2 năm hoặc 3 năm) gia chủ sẽ làm lễ mãn tang (tức là hết tang).
Nghi thức chôn cất người chết do Trại Hòm Martino thực hiện
Trên đây là những thông tin nghi thức đám tang truyền thống của người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Hiện tại, các nghi thức này đã được cải tiến lượt bớt để phù hợp với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nhìn chung thì đa số các địa phương vẫn được nét truyền thống này.