Tóm tắt nội dung [Ẩn]
An táng người đã khuất là một trong những nghi lễ hết sức quan trọng mà gia đình có người mất cần phải chú ý. Điều này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc mà còn là cách để con cháu tỏ lòng thương tiếc với người đã khuất.
Vậy, gia đình đã biết các nghi thức an táng và những việc cần làm sau khi an táng hay chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì hãy tham khảo bài viết ngay sau đây.
Nghi thức an táng là nghi thức tiễn biệt hết sức quan trọng để đưa người đã mất về nơi an nghỉ cuối cùng. Điều này đã thể hiện được văn hóa tâm linh của nước ta. Sau đây là những nghi thức an táng không thể thiếu đối với người đã khuất.
Nghi lễ bái quan và động quan
Vào gần đến giờ đưa linh cửu về nơi an nghĩ cuối cùng mà gia quyến đã lựa chọn trước đó. Nhân viên dịch vụ mai táng sẽ tiến hành thực hiện nghi thức bái quan, để xin phép người qua cố cho di chuyển linh cửu một cách trọn vẹn không xảy ra những điều tiêu cực. Đến đúng giờ sư thầy sẽ bắt đầu đọc văn khấn và đội nhân viên mai táng sẽ tiến hành nhấc quan tài đi ra khỏi nhà.
Theo tập tục nước ta thì con trai trưởng sẽ chống gậy tre và đi xuôi nếu là tang cha và chống gậy vông giật lùi nếu là tang mẹ. Ý nghĩa là Cha đưa thì mẹ đón.
Lúc hạ huyệt thường thì người con trai trường sẽ là người lấp đất đầu tiên. Sau đó sẽ đến các thành viên trong gia đình lần lượt ném một nắm đất xuống mang ý nghĩa đắp mộ.
Vào thời điểm này thì việc đắp mộ chỉ nên được tiến hành sơ sài và phủ ít cỏ trên mồ. Tiếp đến là đặt một bát hương và một bát cơm bông trên mồ. Khi tang lễ đã được kết thúc, gia đình nên đi bằng con đường khác và không được khóc cũng như quay đầu lại vì dễ khiến linh hồn người đã khuất theo về.
Rước vong linh về thờ
Khi đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ trên, gia chủ sẽ rước vong linh người quá cố để về thờ. Gia chủ cử một người thân cầm ảnh và bát hương trên linh sa về và đặt nghiêm trang trên bàn thờ. Theo phong tục của người xưa thì gia chủ nên đặt một bàn thờ ngay tại vị trí mà người đã khuất từng nằm. Hai bên gian thờ nên treo hai câu đối hàng dọc và bàn thờ luôn được nhanh khói cẩn thận và thường xuyên nhất.
Sau khi thực hiện tang lễ xong xuôi, các thành viên trong gia đình người đã mất cần phải thực hiện những nghi lễ nhất định. Những nghi lễ này cũng vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũng biết:
Sau 3 ngày đám tang, con cháu trong gia đình người đã khuất nên mang cuốc xẻng đi đắp lại mộ sao cho đẹp và đều hơn. Tiếp đến hãy lấy cỏ xanh phủ đều lên mộ và thắp hương rồi mới trở về. Theo quan niệm phong thủy, mồ có cỏ mọc xanh và tươi tốt chính là điểm báo cho việc mồ yên mả đẹp.
Cúng đầu tuần
Sau khi đám tang qua đi thì sẽ có lễ cúng đầu tuần. Người xưa không quy định lễ cúng đầu tuần sau bao nhiêu ngày hay vào ngày nào mà nên là ngày rằm và mùng một đầu tiên kể từ khi người mất đi. Lễ cúng đầu tuần nên được cúng tại nhà mà không cần phải ra mộ.
Cúng 49 ngày, 100 ngày
Nghi lễ cúng 49 và 100 ngày cũng hết sức được coi trọng. Ngày 49 con cháu nên làm cơm mặn tại nhà và mang đồ chay lên chùa thắp hương để giúp vong hồn người đã mất sớm siêu thoát. Đối với lễ cúng 100 ngày nên làm lễ tốt khốc là được.
Tiến hành kỵ nhật
Kỵ nhất chính là ngày giỗ đầu của người đã mất. Thường thì nên làm giỗ trước và sau ngày mất một ngày nhưng vào ngày mất thì bắt buộc phải thắp hương. Khi chuẩn bị mâm cơm cúng giỗ không nên dùng đậu xanh, các món canh như cua, ốc mà nên cúng những món mà khi còn sống người quá cố thích ăn.
Bài viết trên đây đã chia sẻ đến gia đình về nghi thức an táng và những việc cần làm sau khi an táng. Với nội dung trên, chắc hẳn chúng ta đã biết thêm về những nội dung cần thiết nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết xin liên hệ qua số Hotline 0944.44.88.22 Mr Tâm để được tư vấn tận tâm.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát