Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Những năm gần đây, rất nhiều người tích cực tham gia tụng kinh niệm phật, ăn chay, lên chùa làm công đức,...Nhất cả các lớp trẻ và những người làm ăn kinh doanh. Đặc biệt hơn, các đám tang đám giỗ,... cũng thuê sư thầy về tụng kinh ngày càng nhiều. Do vậy hôm nay traihommartino.vn muốn gửi tới các bạn về những điều ẩn chứa bên trong tụng kinh đám tang, hãy theo dõi xem thực hư thế nào nhé!
Hình ảnh tụng kinh của các sư Thầy
Nghề tụng kinh không phải là nghề mà ai muốn cũng có thể làm, cũng không phải là một dịch vụ để làm giàu, nghề tụng kinh cũng giống như nghề thầy bói vậy, đó là cơ duyên là kiếp mệnh mà người ta phải gánh để làm.
Người làm nghề tụng kinh thường được dân làng xem như là bậc bồ tát, vậy nên nó thiên về công đức là chủ yếu. Thế nhưng, nói là 1 cái nghề thì đương nhiên là phải dùng đó để kiếm sống mưu sinh rồi. Từ đó, việc kiếm tiền và việc làm công đức kỳ thực trở nên rất mâu thuẫn với nhau.
Không biết từ khi nào, tụng kinh bây giờ bỗng thành 1 cái “nghề”. Có lẽ nghề này được thịnh hành là do nhu cầu của con người nó nhiều: Tụng kinh cho đám tang, đám giỗ, tụng kinh cho những người đau khổ, cuộc sống thiếu thốn, tình cảm đau khổ,...Cái gì người ta cũng gọi sư về cúng, mua đất, xây nhà cũng cúng, không những các Phật tử tôn sùng việc tụng kinh cúng bái để làm ăn mà đến các sư thầy cũng thế, người nhà nước cũng thế.
Thật ra, việc cúng bái tâm linh là điều thiết yếu đối với nhu cầu đời sống của con người, nhằm hướng tới những cái thiện, hóa giải những điềm chẳng lành,... Thế nhưng, có rất nhiều người lại lợi dụng những tín ngưỡng này để mua chuộc lòng người trục lợi cho bản thân thì thật đáng buồn, đáng hổ thẹn.
Gần đây, có rất nhiều đồng môn lợi dụng việc đi tụng kinh đám tang, đám giỗ để lấy tiền ăn chơi đàn đúm, thậm chí là sa đọa vào các tệ nạn xã hội, làm những chuyện biến thái khiên các Phật Tử nhìn vào cực kỳ bất mãn, không biết đâu là thật, đâu là giả và đâu là sự trà trộn.
Tụng kinh là một hình thức đọc lại các quyển kinh, những lời Phật dạy được người đời truyền và ghi chép lại kèm theo tiếng chuông, tiếng gõ mõ làm cho lòng người thanh tịnh, nhẹ nhàng hơn.
Tụng kinh đám tang cũng là 1 hình thức của tụng kinh, nhằm cầu siêu, cầu đức độ cho người đã khuất, cầu sự bình yên cho người nhà của người đã khuất. Nghi thức tụng kinh nói chung và tụng kinh đám tang nói riêng thì đều được thực hiện rất đồng đều, thống nhất và rất nghiêm trang.
Chủ lễ và người tham dự: Chủ lễ là người có thiền môn và phẩm vị cao nhất, có hiểu biết cao về kinh Phật và tụng kinh đám tang, đi kèm với chủ lễ là 2 người gõ chuông, gõ mõ. Còn lại là các Nam Cư sĩ, ưu Bà tắc tham dự tụng kinh.
Người gõ chuông sẽ gữ vị trí bên trái và người gõ mõ thì giữ vị trí bên phải. Nếu trường hợp chủ lễ đi 1 mình thì có thể đặt theo tay thuận của mình. Trong tang lễ thường phải lo nhang đèn, nếu người nhà không cử ai làm nhiệm vụ này thì 2 vị chuông mõ phải làm thay. Để duy trì cho việc tụng kinh đám tang thì khi nhang sắp tàn cần phải đốt nén mới.
Tụng kinh đám tang thường có các bài niệm sau:
Tịnh pháp giới chân ngôn - Án lam....
Tịnh tam nghiệp chân ngôn - Án ta phạ...
Nguyện hương - Nguyện đem lòng thành kính...
Cầu nguyện - Hôm nay chúng con....
Kệ tán Phật - Ðấng Pháp Vương ...
Quán tưởng - Phật, chúng sanh...
Ðảnh lễ - Chí tâm đảnh lễ…
Kết hợp gõ chuông, gõ mõ và thực hiện các trình tự tụng kinh đám tang.
Phần này không gõ chuông, gõ mõ, chủ lễ sẽ cầu cho âm siêu dương thới pháp giới chúng sinh. Sau đó thì tiếng chuông mõ sẽ được cất lên và tất cả mọi người đồng thanh niệm nam Mô A Di Đà Phật. Các bài kinh phật cầu nguyện trong tụng kinh đám tang:
Bài tán - Dương Chi... hay Lư hương…
Chú Ðại Bi - Thiên thủ thiên nhãn...
Kệ khai kinh - Pháp Phật cao siêu...
Tụng kinh - Kinh Di-Ðà, Pháp Hoa...
Bát Nhã Tâm Kinh - Ma ha bát nhã ba la...
Chú Vãng Sanh - Nam Mô A Di Ðà bà dạ...
Tán Phật - Chúng Thích Tử...
Niệm danh hiệu - Phật Nam Mô Tây Phương...
Bài Sám - Ba đời mười phương Phật... hay Con quỳ lạy Phật ...
Hồi hướng - Công đức...
Phục nguyện (Cầu nguyện 2 lần).
Phổ nguyện - Nguyện cho tất cả...
Tam tự quy - Tự quy y Phật...
Chấm dứt.
Tụng kinh đám tang
Chung:
Nơi tụng kinh phải luôn sạch sẽ, trang nghiêm, tụng kinh đám tang thì không mặc áo tràng và chỉ cần cầu siêu, cầu an, cúng vong sau đó lạy Phật còn người thân của người đã khuất thì lạy vong.
Chủ lễ:
Giọng điệu hay, âm thanh tốt và biết tăng giảm âm tiết điều chỉnh nhanh chậm khi tụng kinh đám tang. Người chủ lễ luôn phải nghiêm trang, khoan thai và trang trọng và tuyệt đối phải thuộc bài Kinh không được sai dù chỉ 1 từ.
Người tham dự:
Xếp hàng theo hướng Nam tả, Nữ hữu hoặc nam trước Nữ sau. khi tụng kinh cần phải nghiêm trang, âm thanh đồng nhất và thuộc lòng các bài tụng kinh đám tang.
Dù là tụng kinh nói chúng hay là tụng kinh đám tang nói riêng thì đều là nghi thức trang nghiêm, nghe lời Phật dạy, tạo đức tin, cầu nguyện đức độ và tạo lối sống lành mạnh cho mỗi người hướng tới cuộc sống tốt đẹp.
Dù là đối với người sống hay người đã khuất thì đều mang một ý nghĩa riêng, vậy nên traihommartino.vn muốn gửi gắm tới các bạn đọc cũng như các đồng môn cửa Phật hãy giữ gìn tín ngưỡng này, đừng vì chút lợi ích cá nhân mà làm tha hóa mất những điều tốt đẹp bên trong đó.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát