Ngoài các bài kinh tụng trong đám tang thì kinh cầu siêu cũng là một nghi thức được thực hiện đều đặn sau khi con người giã từ nhân thế. Với nhiều hình thức cầu siêu khác nhau, các bài kinh trong đám tang cho đến kinh cúng cơm hàng ngày dường như được quan tâm hơn trước đây.
Đặc biệt là đối với những gia đình theo Phật Giáo. Vậy, cầu siêu là gì? Và ý nghĩa của hoạt động này như thế nào?
Cầu siêu và các bài kinh tụng trong đám tang
KHÁI NIỆM KINH CẦU SIÊU LÀ GÌ?
Kinh cầu siêu theo nghĩa đen tức là một sự kiện Dharma, tức là một thực hành khá quan trọng trong Phật Giáo tương tự như việc cúng tế để tưởng nhớ về người đã mất.
Cầu siêu tức là cầu nguyện một cách chân thành cho sự yên nghỉ hay cầu nguyện cho việc siêu thoát của linh hồn người đã chết. Đây đồng thời cũng là một cơ hội để người thân và bạn bè đang sống có thể xác nhận lại được mối quan hệ mà người ra đi đã mang lại.
Khái niệm cầu siêu là gì?
Qua hình thức cầu siêu, những người đang sống cũng sẽ nhận ra được họ nợ người quá cố những gì để bày tỏ lòng thành và sự biết ơn đối với người đã khuất. Đây cũng là lúc phản ánh sâu sắc nhất chính bản thân họ trong sự kết nối đối với người đã khuất.
Ngoài kinh cầu siêu thì các bài kinh tụng trong đám tang cũng là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Thời điểm người đó trút hơi thở cuối cùng để về với đất mẹ cũng là lúc những bài kinh này được cất lên. Đây đồng thời cũng là một sự khởi đầu mới cho người đó ở một thế giới khác.
Ý NGHĨA CỦA KINH CẦU SIÊU VÀ CÁC BÀI KINH TỤNG TRONG ĐÁM TANG
Người ta thầm tin rằng, kinh cầu siêu sẽ làm gia tăng công đức của người đã khuất để họ có thể được tái sinh ở trong những vùng đất thanh tịnh và thuần khiết nhất. Vì vậy, kinh cầu siêu thường được con người ví là những bài kinh cầu mong sự tốt lành.
Nhìn chung, cầu siêu không chỉ tốt cho người đã mất mà còn giúp người đang sống tích được công đức cho chính mình. Nếu các bài kinh tụng trong đám tang chỉ được sử dụng trong thời điểm tang lễ diễn ra thì kinh cầu siêu có thể sử dụng trong bất cứ trường hợp nào.
Thông thường ở trong Phật Giáo sẽ có những buổi lễ tụng kinh cầu siêu được tổ chức. Những buổi cầu siêu này sẽ giúp cho những người quá vãng hiểu và ngộ ra được những điều chân lý. Thông qua đó, họ sẽ thoát khỏi được những cảnh giới tối tăm, những đọa đày mà siêu sinh về với nơi tịnh độ.
Ý nghĩa của lễ cầu siêu
KINH VĂN - KINH CẦU SIÊU
Kinh Văn là bài kinh cầu siêu được sử dụng trong Phật Giáo. Bài kinh này bắt nguồn từ bài “Sám Cầu Siêu” của Đại Đao Tam Kỳ Phổ Độ đi thỉnh từ Chi Minh Lý (hiện tại chính là Tam Tông Miếu).
Bài kinh này với mục đích là cầu Đức Chuẩn Đề Bồ Tát ban cho và truyền kinh để phổ độ. Đến khi Đạo Cao Đài đã được khai sáng thì bên Hội Thánh cử một đoàn phái có 4 người đến
Minh Lý Đạo để thỉnh bài kinh, trong số đó có bài kinh cầu siêu. Kể từ đó về sau, kinh cầu siêu được tụng đọc cho những Chơn linh mới mất hoặc đọc ở trong những tuần cầu siêu cầu xin ân xá cho vong hồn của người chết có thể siêu thoát.
Nguồn gốc của kinh văn - kinh cầu siêu
Trong quá trình cầu siêu, người thân trong gia đình và thân nhân gần gũi phải tập trung để cùng nhau thành tâm cầu nguyện cho linh hồn người đã khuất được nhẹ nhàng.
Lễ cầu siêu được tổ chức thường là cầu mong cho vong linh được phần nào được nhẹ nhàng hơn chứ không hẳn cứ cầu là sẽ được siêu thoát. Vong linh người chết có siêu thoát được hay không là phụ thuộc vào nghiệp quả nặng hay nhẹ mà khi còn sống người này đã gây ra.
AI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ ĐỌC KINH CẦU SIÊU?
Khác với các bài kinh tụng trong đám tang thường sẽ do thầy cúng hoặc sư thầy đọc. Thế nhưng kinh cầu siêu thì có thể là thầy cúng, sư thầy hoặc trực tiếp thân nhân người đã mất tụng đọc đều được. Miễn sao, khi đọc kinh cầu siêu họ thể hiện được sự thành tâm cầu nguyện với bề trên mong cho người thân đã mất của họ được ra đi thanh thản, nhẹ nhàng và sớm được cầu siêu.
Ai là người có thể tụng kinh cầu siêu?
Nhiều người cho rằng, kinh cầu siêu nên là do người thân trong nhà đọc tụng để thể hiện được tâm ý chân thành hơn. Chính thân nhân của người đã khuất trong quá trình tụng kinh cầu siêu cũng đã giúp cho tâm hồn mình nhẹ nhàng hơn và đồng thời cũng là đang tự cầu siêu cho chính mình sau này.
Tụng kinh cầu siêu hay các bài kinh tụng trong đám tang từ lâu đã trở nên quá đỗi quen thuộc đối với phong tục của các gia đình người Việt khi trong gia đình có người mất. Khi đã hiểu được ý nghĩa, sự quan trọng và giá trị tâm linh mà các bài kinh mang lại, chắc chắn trong mỗi chúng ta đều sẽ muốn và tìm hiểu về những bài kinh này.