Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Chùa Giác Lâm quận Tân Bình là một trong số những ngôi chùa cổ kính nhất Sài Gòn. Ngôi chùa này tọa lạc tại số 565 đường Lạc Long Quân, phường 10, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Đây cũng chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông của Miền Nam Việt Nam. Chùa đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam vào ngày 16 tháng 11 năm 1988.
Chùa Giác Lâm
Chùa Giác Lâm quận Tân Bình được xây dựng bởi cư sĩ Lý Thụy Long người Minh Hương, vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744), từ thời chúa Trịnh. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can ( sơn - núi, cang - gò nông). Về sau chùa được đổi thành Cẩm Sơn do chùa tọa lạc tại gò Cẩm Sơn.
Ngoài ra chùa còn có tên gọi khác là Cẩm Đệm do cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm - chuyên làm nghề đan đệm nên người dân quen gọi ông là Cẩm Đệm.
Năm 1774, Thiền sư Tổ Tông - Viên Quang được sư phụ là Thiền sư Phật Ý - Linh Nhạc ( trụ trì chùa Từ Ân) cử về làm trụ trì và đổi tên chùa thành Giác Lâm. Trong thời này, chùa Giác Lâm quận Tân Bình đã trở thành trung tâm đào tạo đầu tiên về kinh điển, giới luật cho các chư tăng ở Gia Định và Nam Bộ.
Ngoài ra dưới sự trụ trì của Thiền sư Minh Khiêm vào năm 1873 chùa vinh dự là nơi in ấn, sao chép kinh thánh, khắc gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật Giáo.
Chùa đã được trùng tu 3 lần: 1798 - 1804; 1906 - 1909 và đầu năm 1999. Chùa Giác Lâm quận Tân Bình có lối kiến trúc chữ Tam gồm 3 dãy nhà ngang nối liền nhau: chính điện - giảng đường - nhà trai
Từ thuở sơ khai chùa không có cổng tam quan cho đến năm 1955. Đến nay hai cổng tam quan nằm sát đường Lạc Long Quân xoay mặt về hướng Nam, hai bên trụ tam quan cũ là câu đối bằng chữ Hán.
Tại khu này bao gồm chánh điện, trai đường và giảng đường được bố cục trên một mặt bằng hình chữ nhật. Với chiều rộng 22m, chiều dài 65m và được đặt trên nền cao khoảng 1m so với vườn chùa. Trước sân là sân vườn có một ngôi miếu nhỏ đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm được làm bằng đá màu. Ngoài ra ở sân vườn còn có một cây bồ đề cao lớn được ngài Narada tặng vào năm 1953.
Khu chính của chùa Giác Lâm quận Tân Bình với kiểu nhà dân gian truyền thống: một mái - hai gian - tứ trụ. Bên trong điện rất rộng và sâu với 56 cột to màu nâu sẫm được chạm khắc câu đối, sơn son thếp vàng công phu. Giữa các hàng cột là cửa võng được chạm trổ các đề tài như tứ linh, tứ quý, hoa điểu…
Đặc biệt tại không gian thờ của chính điện được bày trí theo kiểu “ tiên bái Phật, hậu bái Tổ”.
Điện thờ Phật rất tôn nghiêm được sắp xếp từ cao đến thấp gồm 3 bàn: Di Đà - Hội đồng - Tam Bảo. Trong đó bàn thờ Tam Bảo đặt tượng của 5 vị:
Đức Phật Thích Ca/Phật A Di Đà
Bốn vị Bồ tát là Quán Thế Âm
Đại Thế Chí, Văn Thù Sư Lợi
Đại Hạnh Phổ Hiền
Đằng sau chính điện chính là bàn thờ Tổ nơi đây thờ các vị Hòa thượng đã trụ trì chùa Giác Lâm và đối diện bàn thờ tổ là các bàn thờ:
Phật Chuẩn Đề
Phật A Di Đà
Bàn thờ Thập Điện Diêm Vương
Vào thời kỳ chống Pháp và Mỹ không gian này được làm cơ sở hậu cần, nuôi chứa cán bộ và làm công tác trinh sát nội thành.
Trước khi bước vào chùa quý phật tử có thể nhìn thấy bảo tháp xá lợi 7 tầng hình lục giác. Tòa tháp này được xây dựng từ 1970 nhưng bị ngưng trệ đến 1993 mới bắt đầu xây tiếp và được hoàn thành vào 1994 với chiều cao là 32,70m hướng mặt về phía Bắc.
Tầng dưới cùng của tòa tháp được đặt bàn thờ tượng Di Đà Tam Tôn còn các tầng kế được đặt nhiều các tượng Phật và Bồ Tát… Tầng cao nhất được trang trí chùm đèn Cửu Long, ở giữa có tháp Xá Lợi đức Phật Thích Ca.
Ngoài ra chùa Giác Lâm quận Tân Bình còn có 3 khu tháp mộ. Khu thứ nhất nằm ở trước chùa chính gồm 3 tháp mộ. Khu thứ hai nằm bên phải đường vào chùa gồm 33 tháp mộ và được xây dựng vào thế kỷ XX. Khu cuối là tháp Tổ nằm sau miếu Linh Sơn Thánh mẫu gồm 8 tháp mộ của các thiền sư trụ trì và 3 tháp mộ của Hòa thượng chùa khác. Tất cả được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX và XX.
Tính đến nay chùa Giác Lâm có tổng cộng 119 pho tượng được làm từ nhiều chất liệu khác nhau. Trong đó có pho tượng nổi tiếng là cổ nhất của chùa là pho tượng Thích Ca bằng gỗ cùng nhiều công trình chạm khắc điêu luyện có giá trị nghệ thuật cao.
Một điểm vô cùng đặc sắc về việc trang trí của Giác Lâm tự từ nửa thế kỷ XX còn lưu giữ đến nay là chùa đã sử dụng 7454 đĩa kiểu cẩn dọc theo hai mặt tường của Tây đường, điện Phật, tháp Tổ…Con số này đã được trung tâm Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận vào năm 2007: Chùa Giác Lâm - ngôi chùa có số lượng đĩa kiểu trang trí nhiều nhất Việt Nam.
Vào các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan… chùa có rất nhiều các hoạt động thu hút các phật tử từ khắp mọi miền tổ quốc. Còn chần chừ gì nữa mà không đến chùa Giác Lâm quận Tân Bình để tâm được thanh tịnh hơn nhỉ? Hãy truy cập website: http://traihommartino.com để khám phá nhiều điều thú vị khác nhé!
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát