Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Chùa Giác Lâm được mệnh danh là ngôi chùa cổ bậc nhất Sài Gòn. Không chỉ là nơi lưu giữ giá trị Phật giáo linh thiêng hơn 300 năm qua. Ngôi chùa còn là điểm đến thú vị mà nhiều du khách săn đón trong chuyến du hành tâm linh của mình. Hãy cùng traihommartino.com khám phá không gian thanh bình tuyệt đẹp tại chùa Giác Lâm Hồ Chí Minh nhé!
Vào đời chúa Nguyễn Phúc Khoát năm Giáp Tý (1744), ngôi chùa được cư sĩ Lý Thụy Long vận động và quyên góp xây dựng. Lúc bấy giờ, người dân trong khu vực thường gọi vị cư sĩ là ông Cẩm Đệm. Cũng bởi ông có tên riêng là Cẩm và hành nghề đan đệm buôn bán.
Ban đầu, chùa Giác Lâm Hồ Chí Minh chỉ là một cái am nhỏ. Chỉ sau khi vị hòa thượng Viên Quang đến tiếp nhận vị trí chủ trì vào năm 1772, ngôi chùa mới được chính thức đổi tên thành Giác Lâm.
Từ khi thành lập cho đến nay, ngôi chùa đã trải qua ba lần tu sửa. Cụ thể vào những năm 1779 – 1804, chủ trì Viên Quang đã cho xây chùa lần thứ nhất. Lần thứ hai diễn ra vào năm 1906 – 1909 do hòa thượng Trần Như Phòng (Hoằng Nghĩa) và đệ tử Phạm Văn Tiên (Thành Đạo) xây dựng. Vào năm 1999, chùa Giác Lâm hoàn thành quá trình tu sửa lần cuối cùng.
Dưới sự dẫn dắt của chủ trì Viên Quang, nơi đây đã trở thành trung tâm đào tạo kinh điển, giới luật đầu tiên cho các tăng sư ở Nam Bộ. Nối tiếp sự phát triển này, Thiền sư Minh Khiêm là một trong những vị chủ trì tiếp theo tiến hành in ấn, sao chép kinh sách. Kèm theo đó là việc cho ra đời bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số sách Phật Giáo.
Với nét kiến trúc mang đậm âm hưởng Nam Bộ, ngôi chùa có mặt bằng tổng thể biểu thị kiểu chữ Tam. Ba khu vực chính bao gồm chính điện, giảng đường và nhà trai (nhà Ông Giám). Sau khi trùng tu, chùa được bổ sung thêm các khu giảng đường và tăng xá để Phật tử nghỉ ngơi.
Ngôi chùa là nơi lưu giữ bài vị của hai vị Thiền sư là Minh Vi Mật Hạnh và Minh Khiêm Hoằng Ân. Trong khuôn viên sở hữu tháp Tổ Linh Nhạc Phật Ý. Cổng chùa có cây bồ đề cao lớn do một vị tăng Tích Lan tiếng cúng từ xưa.
Chính điện chùa Giác Lâm Hồ Chí Minh được xây dựng với một gian hai mái, tứ trụ là bốn cột chính. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống của nhà dân địa phương bình thường. Quy mô chính điện tương đối rộng và sâu. Kết cấu chùa được dựng bởi các hàng cột và cửa võng. Các họa tiết trang trí như câu đối, chữ thiếp vàng chạm khắc vô cùng tỉ mỉ.
Tham quan chùa Giác Lâm, du khách có thể chiêm ngưỡng tổ hợp kiến trúc độc đáo gồm cửu long, tứ linh, tứ quý, hoa điểu, sơn thiếp lộng lẫy. Ngoài ra, các bức phù điêu ấn tượng được bố trí quanh chùa bao gồm Tượng Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Di Lặc Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, bộ tượng Cửu Long đúc bằng đồng.
Quần thể kiến trúc được xây dựng bởi các bức Tượng Mười Tám Vị La Hán, bộ Thập Điện Diêm Vương, tượng Tổ Sư Đạt Ma, tượng Long Vương… Đặc biệt hơn, chùa Giác Lâm có đến hai bộ tượng Thập Bát La Hán và hai bộ tượng Thập Điện Diêm Vương.
Trước kia, ngôi chùa không có cổng Tam quan, các sống mái chùa đều thẳng và có bốn vạt. Tòa bảo tháp xá lợi được xây dựng với 7 tầng cao mang hình lục giác. Tổng thể tòa bảo tháp nằm trên 600 mét vuông và cao khoảng 32.70 mét. Nơi đây được xem là không gian thờ Xá Lợi Phật tổ chính trong chùa được hoàn tất quá trình thi công vào năm 1994.
Bên cạnh toàn chính điện có hơn 113 ngôi tượng cổ được làm bằng gỗ. Mỗi cột chống trong chùa khắc câu đối, chữ thếp vàng, khung viền đều được chạm trổ công phu. Tầng trên cùng của tòa Bảo Tháp được trang trí bằng đèn chùm Cửu Long. Ngay vị trí trung tâm thờ phụng đức Phật Thích Ca. Các tầng dưới cùng lần lượt đặt nhiều bàn thờ Di Đà Tam Tôn, đức Phật Dược Sư, Bồ Tát Quan Thế Âm.
Chùa Giác Lâm HCM hứa hẹn là điểm đến thú vị cho những ai quý mến kiến trúc Phật Giáo. Vùng đất linh thiêng cũng là nơi quy tụ nhiều cao tăng nổi tiếng thường xuyên truyền bá kinh Phật khắp nước ta. Đặc biệt hơn, năm 1989 là dấu mốc quan trọng khi ngôi chùa được Bộ Văn Hóa công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia.
Vào các dịp lễ lớn, chùa Giác Lâm chào đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến hành hương. Khám phá ngôi chùa nức tiếng này, khách viếng không chỉ đắm chìm vào quần thể kiến trúc độc đáo. Nơi đây luôn lưu giữ và phát huy tinh hoa tín ngưỡng Phật giáo đẹp nhất, lộng lẫy nhất giúp tâm hồn con người trở nên thanh tịnh và an yên.
Bài viết trên trình bày quá trình phát triển của chùa Giác Lâm HCM từ thuở ban sơ cho đến tận ngày nay. Mong rằng chia sẻ bổ ích giúp các bạn tích thêm một điểm đến thú vị trong hành trình sau này.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát