Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Chùa Đức Lâm tọa lạc tại ấp Mỹ Thanh, xã Mỹ Phong, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Vùng đất trù nằm ngay sông Tiền hiền hòa đã đưa thành phố phát triển vượt bậc. Ghé thăm nơi đây, du khách có thể đắm chìm vào không gian linh thiêng tuyệt hảo đặt biệt. Cùng traihommartino.vn khám phá nét kiến trúc độc đáo của ngôi chùa thông qua bài viết sau đây nhé!
Chùa Đức Lâm còn được người dân địa phương gọi với cái tên thân thương là chùa Bà Lớn. Đây là ngôi chùa được thành lập đầu tiên trên vùng đất trù phú Mỹ Tho, Tiền Giang. Theo sử sách ghi lại, Đệ tử của Tổ Phật Tịnh là Ngài Tổ Trí (tự Khánh Hưng) khi đến hành đạo tại miền đất này đã gặp được một người Phật tử giàu có. Bà là vợ của một quan lớn đã qua đời tại địa phương này nên người dân thường gọi là Bà Lớn.
Sau khi tham gia buổi Tổ Giảng Pháp của ngài Tổ Trí, bà nhìn thấy Tổ hành đạo đi lại khắp nơi không chốn nương tựa nên đóng góp tiền của xây dựng ngôi chùa cho Tổ. Từ đó, chùa Đức Lâm được hình thành trên 3 mẫu đất có diện tích khoảng 30.000 mét vuông do Bà Lớn hiến tặng. Người dân trong vùng thường xuyên đến chùa nghe Tổ giảng và rèn luyện đức tin.
Ngôi chùa tọa lạc trên vùng đất Tiền Giang trù phú và phát triển sôi động. Nơi đây được bao trùm bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp với những cánh đồng bát ngát, những dòng sông chở nặng phù sa. Trước kia, thành phố Mỹ Tho được mệnh danh là Đại Phố giữa lòng Tiền Giang. Giờ đây đã trở thành trung tâm kinh tế văn hóa nổi bật nhất của tỉnh thành.
Đến với chùa Đức Lâm, ngôi chùa gắn liền với sự phát triển hơn 300 năm của thành phố Mỹ Tho. Du khách có thể chiêm ngưỡng những di tích lịch sử cổ kính lâu đời. Trải nghiệm cảm giác hư thực – thực hư giao hòa tại ngôi chùa đã hiện diện từ vài trăm năm qua.
Nét kiến trúc độc đáo xây dựng nên ngôi chùa này là phong cách Công ngoại quốc. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lối xây dựng này thể hiện xuất sắc tầm vóc lớn lao và khang trang cho ngôi chùa. Với quy mô rộng rãi, chùa Đức Lâm nhanh chóng trở thành nơi thu hút nhiều bá tánh ghé thăm.
Tổng quan chùa bao gồm nhiều khu chức năng như các khám thờ, bao lam, liễn, đối, quyển thư. Tất cả được trang trí bằng sơn son thếp vàng trông bắt mắt tuyệt đẹp. Chùa được xây dựng thành công cũng là lúc ngài Tổ Trí thu nhập đệ tử xuất gia. Nhiều người gia nhập của Phật nghe giảng đạo lý và mong muốn có được cuộc đời thanh tịnh.
Kể từ đó trở đi, nơi đây trở thành ngôi đại Già lam nứt tiếng trong vùng và khu vực lân cận. Lúc này, ngôi chùa mới chỉ được hình thành bởi tường gỗ, vách ván, mái lợp ngói, nền lát gạch tàu. Trải qua nhiều biến động của thời gian, vật liệu dường như đã xuống cấp, cột mái bị ăn mòn bởi mối mọt.
Vào năm 2013, Đại Đức Thích Lê Năng đã phát nguyện khởi công tu sửa và xây dựng ngôi chánh điện mới. Chùa Đức Lâm bây giờ đã được xây dựng bằng bê tông cốt sắt kiên cố. Lối kiến trúc chủ đạo theo hướng Thượng lầu hạ hiên với kích thước chiều dài 19 mét và chiều ngang rộng 13,5 mét. Ngoài ra, phần mái còn được đầu tư kỹ lưỡng bằng bê tông dán ngói mũi hài đỏ, các đầu đao trang trí thêm hoa văn sen lá hết sức độc đáo.
Bên trong tòa Chánh điện bao trùm không khí Phật giáo linh thiêng. Bậc trên của ngôi chùa là nơi tôn thờ Phật Thích Ca Mâu Ni. Tiếp theo là bậc thờ 3 pho tượng Phật A Di Đà được lưu trữ từ lúc mới thành lập chùa. Bàn thờ Đức Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diệu Đại Sĩ được bố trí hai bên phía trước Chánh Điện.
Cuối cùng là khu Tổ Đường nằm sau Chánh Điện. Nơi đây thờ bức phù điêu Tổ sư Đạt Ma và long vị chư Hòa thượng tiền bối. Cuốn Thư Tổ Ấn Trùng Quang chính là điểm nhấn nổi bật nhất tại khu Tổ Đường này. Hai bên tả hữu là bàn thờ Ngọc Hoàng và các vị thần khác.
Tại cổng Tam Quan của chùa Đức Lâm đã được xây tường rào và lán sân chùa. Ngoài ra còn hiện diện thêm Quan Âm các, tôn tạo khu vườn Tháp Tổ. Trại đường được bố trí lại để trở thành nơi nghỉ chân cho khách Tăng thập phương.
Không chỉ nổi tiếng về nét kiến trúc độc đáo, chùa Đức Lâm còn là nơi xuất thân của rất nhiều vị Thiền sư quan trọng của hội Phật Giáo Việt Nam. Đó là các vị đệ tử xuất gia của ngài Tôt Trí như:
Thiền sư Tiên Thiện – Từ Lâm sau này về trụ trì chùa Bửu Lâm.
Thiền sư Tiên Kiến – Gia Đồ sau kế nghiệp Tổ ở chùa Đức Lâm.
Thiền sư Tiên Vân - Ấn Tông sau về hành đạo tổ đình Sắc Tứ Linh Thứu.
Thiền sư Tiên Tường – Bảo quan sau trụ trì chùa Đức Lâm.
Thiền sư Tiên Cầu – Từ Nhượng sau chủ trì chùa Hội Tôn.
Chùa Đức Lâm đã từng trải qua quá trình tàn phá nặng nề bởi chiến tranh vào những năm 1946. Sau hòa bình, Phật tử địa phương đã trùng tu lại ngôi chùa nhưng chỉ có thể lưu lại một số công trình kiến trúc như đại tự “Đức Lâm Tự”, tượng phật A Di Đà và các long vị chư Tổ chủ trì. Tuy vậy, ngôi chùa vẫn còn sống mãi trong tâm thức người dân nơi đây và trở thành biểu tượng linh thiêng bất diệt.
Chia sẻ bài viết:
TRẠI HÒM MARTINO
DỊCH VỤ TANG LỄ TỐT NHẤT TẠI
BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Địa chỉ: Số nhà 1901, QL 55.
Thị trấn Long Điền
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Email: traihommartino@gmail.com
Trụ sở chính:
Tel : 0944.44.88.22 - Nguyễn Thành Tâm
Giám đốc chi nhánh:
Tel: 0812.419.595 - Nguyễn Thành Phát