Lễ tết, rằm tháng giêng, rằm tháng bảy là những dịp mà chùa chiền hoặc một số gia đình có thể tổ chức phóng sanh. Đây là việc làm thể hiện cái tâm hướng thiện của những người theo đạo Phật. Mong muốn làm điều tốt lành, tự do cho các sinh mạng, việc phóng sanh mang lại phúc đức lớn. Vậy thì chim phóng sanh là gì? Dùng chim gì khi phóng sanh? Ý nghĩa và cách thực hiện như thế nào?
CHIM PHÓNG SANH LÀ GÌ?
Phóng sanh vốn dĩ là một việc làm không có quy định chung nào. Bạn có thể phóng sinh bất cứ con gì và vào thời điểm nào cũng được. Hoặc đơn giản chỉ là bạn đi ngang qua, thấy con vật nào đó bị mắc kẹt bạn có thể giải cứu, gỡ rối giúp, giải thoát cho chúng.
Về sau, phóng sanh được coi là nghi lễ truyền thống trong Phật giáo, chỉ cách thực hành để cứu các con vật, chim chóc, cá ốc,...khỏi bị giết hại hay giam nhốt. Nói tóm lại, phóng sanh là hành động trao cho con vật khác cơ hội tiếp tục được sống.
Chim phóng sanh là gì
Vậy chim phóng sanh là gì? Chim nào được sử dụng để phóng sanh? Chim được sử dụng gồm tất cả các loại, không có sự phân biệt. Tất cả những con chim nào bị giam cầm đều có thể được mang đi phóng sanh, trả tự do cho bay đi. Thông thường các loại hay được dùng là: chim vành khuyên, chim sẻ, chim ri,... đặc biệt là chim bồ câu hay được dùng cho những dịp phóng sanh ở chùa chiền nhất.
Về nghĩa bóng thì phóng sanh có nghĩa là phóng đi , bỏ đi những cái tâm xấu, ô uế như tâm tham sân si, đố kị, hơn thua thù hận ra khỏi người để lòng cảm thấy được nhẹ nhàng. Nghi thức cơ bản của lễ phóng sinh đó là quy y và sám hối cho con vật trước khi trả tự do cho nó.
PHÓNG SANH NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
Phóng sanh là một việc làm tốt, có ý nghĩa. Tuy nhiên, phóng sanh không đúng cách cũng gây nên nhiều hệ lụy, nhiều tác động không tốt cho môi trường. Việc làm này ngày càng bị mất đi giá trị tốt đẹp vốn có ban đầu, hành động này tiếp tay cho những kẻ săn bắt chim hoặc các con vật khác bị đánh bắt nhiều hơn.
Để có thể có một con chim, con cá đến tay người thả, chắc chắn đã có nhiều con khác chết vì sinh bệnh, mệt mỏi khi không được sống trong môi trường tự nhiên vốn có. Vậy bắt nó từ biển rồi lại thả nó về nơi đó, liệu có còn nhiều ý nghĩa?
Phóng sanh bắt nguồn từ tâm
Phóng sanh phải bắt nguồn từ tâm, từ lòng từ bi, không được vì ý nghĩa tư lợi như mong cầu sống thọ, cầu may mắn, hết bệnh tật,... Tâm từ lòng còn không có thì còn nói gì đến chuyện nuôi dưỡng, Phật không độ những người tham sân si. Đừng chạy theo những việc làm phong trào, hãy làm bằng chính kiến chứ đừng hành động theo số đông. Vậy nên bạn cứ thực hiện bằng cái tâm, ắt những điều tốt lành sẽ đến.
Phóng sanh là tự do, không phân lớn nhỏ, ngày giờ tốt xấu hay chờ đến dịp này dịp kia. Các loại chim chóc, cá ốc ngày nào cũng bị săn bắt phục vụ cho con người, chứ không đợi ngày nào tốt lành mới bị tóm đâu. Nên khi tâm ta từ bi thì làm lúc nào cũng được, miễn là cảnh tượng đó diễn ra trước mắt mình.
Phóng sanh tốt nhất là nên thực hiện âm thầm, hoặc thực hiện ở nơi vắng vẻ càng tốt. Vì hành động này đôi khi bạn làm quá đông thì người không phóng sanh sẽ nổi lòng tham. Có rất nhiều người đã và đang còn giăng lưới đánh bắt sau khi người phóng sanh thả. Hành động này rất nghiệp, khuyên mọi người thật lòng nếu biết là vật phóng sanh thì không nên săn bắt chúng.
Không đánh bắt vật được phóng sanh
Phóng sanh còn là cơ hội để con vật quy y Tam Bảo, sám hối nghiệp. Thế nên trước khi thả phóng sanh đền chùa hay có nghi lễ quy y, sám hối. Tuy nhiên chúng ta không cần quá để ý vào hình thức, không cần tiến hành quá nhiều nghi thức rườm rà, câu nệ.
Bởi vì khi làm nghi thức thì con vật được đem đi phóng sanh vẫn đang phải chịu cảnh tù túng, giam cầm, có khi còn mất mạng trước khi được phóng thích. Vậy hà cớ gì chúng ta cần những nghi thức quá rườm rà.
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHÓNG SANH
Khi phóng sanh cá: Nên thả nhẹ nhàng, tránh nặng tay quăng vứt để cá dập bụng và phổi dẫn đến chết lại thêm nghiệp. Cũng không nên thả cả túi nilon xuống hồ, biển, làm như vậy vừa hại môi trường sống của chúng vừa có thể làm cho cá bị ngạt chết.
Khi phóng sanh cua, ốc: Hiện nay có rất nhiều người chọn cua ốc để phóng sanh chứ không riêng gì cá và chim. Nên chọn bờ kè, bờ sông để cua ốc có môi trường sống bám vào. Và đặc biệt phải thả ở xa, tránh để bị đánh bắt sau khi thả phóng sanh
Không nên bỏ nilon xuống hồ thả
Thường mọi người phóng sanh chim sẽ dồn hết chúng lại, o ép nhau ở một chiếc lồng chật chội. Nên phân nhỏ ra để chúng có môi trường sống, không mổ xẻ nhau và dẫm đạp lên nhau mà chết mất
Trong quá trình chuẩn bị đồ phóng sanh, nếu thấy bao nhiêu con thì hãy mua cả. Dụ như một chậu ốc, bạn mua một nửa chậu, lại chạy sang mua thêm nửa chậu cua. Vậy là không nên, thà hãy mua nguyên một chậu ốc, để chúng được cùng tự do, tránh việc con đi con ở.
Đạo Phật luôn dạy vạn sự tùy duyên. Phóng sanh thì hoan hỷ cứ tùy duyên mà cứu độ. Không nên đặt trước đồ, khiến nơi bán không đủ lại đi đánh bắt hay thu gom thêm. Chẳng phải bị thương sao.